Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Trung Cộng : Thất bại lớn

media
  Các nghị sĩ Nhật vỗ tay sau khi Luật quốc phòng được thông qua ngày 19/09/2015 tại Tokyo.

Tin mới ảnh hưởng quan trọng đến tình hình quân sự ở Á châu Thái bình dương: Nhựt thông qua Luật Quốc phòng mới. Sau khi Hạ viện thông qua nhanh, gọn với đa số áp đảo, ngày 19/09/2015 Thượng Viện sau nhiều tranh cãi thậm chí vài ông thượng ấu đả nhau trong nghị trường, dân chúng biểu tình phản đối ngoài đường. Bộ luật Quốc Phòng mới cho phép Nhựt đưa quân tham chiến ở nước ngoài cuối cùng đã được Thượng Viện thông qua chính thức, với số phiếu thuận cao hơn chống gần hai lần. Vào 2 giờ 15 khuya rạng sáng thứ Bảy 19 tháng 9 ở Tokya, Chủ tịch Thượng viện Masaaki Yamazaki long trọng công bố đạo luật đã được Thượng Viện thông qua với 148 phiếu thuận và 90 phiếu chống.

Thủ tướng Shinzo Abe  tuyên bố việc thay đổi trên là cần thiết. Đó là  cơ sở pháp lý «cần thiết để bảo vệ sinh mạng cho nhiều người, bảo đảm cho họ được sống trong hòa bình và để giữ gìn hòa bình» đối với đất nước trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với những đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. TT Abe không dấu diếm, nói huỵch toẹt ra luật này trước mắt là để đối phó với hai chế độ TQ và Bắc Hàn vốn là hai chế độ CS.

Các nhà phân tích cho đây là quyết tâm của nhà họ Shinzo. Ông của TT Shinzo Abe là cựu Thủ tướng Kishi Nobusuke từng không thành công trong việc tái lập quân đội và bộ quốc phòng, thì có cháu Ông là đương kim TT Shinzo Abe đã thành, như Ô. Phan bội Châu một sĩ phu Việt Nam từng chủ trương Đông du học người Nhựt để canh tân, tây phương hoá VN như Nhựt hầu chống lại Thực  dân Pháp, cũng có lần nói đời ta không thành thì có con ta, con ta không thành thì có cháu ta.

Với luật mới từ nay, Quân đội của Thiên Hoàng sẽ có đầy đủ phương tiện hiện đại, quân nhân sẵn sàng vì dân chiến đấu vì nước hy sinh, quyết tâm bảo quốc an dân, khi Tổ Quốc kêu gọi, như những quân nhân đích thực, chớ không phải “phòng vệ dân sự” trong 70 năm qua với hiến pháp chủ hoà do bên thắng cuộc là Mỹ áp đặt. Quân nhân Nhựt từ nay  sẽ  được đi xa đánh trận, quyết tâm trung thành với quân lịnh của quân đội, như những người lính chiến Nhựt ở Phi luật tân trong Thế Chiến 2 mấy chục năm sau vẫn kiên trì tuân lịnh tiểu đoàn trưởng giữ gìn nguyên vẹn vũ khí, không rời trận địa. Mấy chục năm sau mãi khi chánh quyền Phi phát giác và báo với Nhựt, chánh phủ cử đại sứ Nhựt phải nhơn danh quốc gia dân tộc đến rước về và được toàn dân, chánh quyền Nhựt tôn vinh, ngưỡng mộ.

Tin Nhựt thông qua luật Quốc Phòng mới này là một sự  kiện lịch sử chứng tỏ rõ rệt chiến lược đông tiến của TC, bành trướng ra biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, có ba thất bại lớn. Một là gián tiếp giúp cho Nhựt thoát được gọng kềm chủ hoà của Mỹ, trở thành một thế lực quân sự có thể đưa quân ra ngoại quốc, tiếp viện và viện trợ quân sự cho đồng minh, trong chiến lược “phòng vệ tập thể” được Mỹ đồng ý, tích cực yễm trợ  mà không cần tu chỉnh hiến pháp Nhựt. Bộ luật Quốc phòng mới cho phép Nhựt đưa quân tham chiến ở nước ngoài, có quân đội, có bộ quốc phòng, được hiện đại hoá, được tăng cường quân đội đích thực, chính danh  chớ  không phải phòng vệ dân sự - là bằng cớ rõ nhứt. Nhựt tương kế tựu kế, lợi dụng chiến lược bành trướng biển đảo của TC ở Á châu Thái binh dương để vươn lên về quân sự, đó là một quyền lợi quốc gia tạo lại thế đứng Nhựt là đại siêu cường quân sự trên thế giới. Nói gì thì nói giàu mạnh về kinh tế đệ nhị, đệ tam siêu cường kinh tế như Nhựt mà yếu về quân sự, cứ dựa dẫm vào nước khác về quân sự thì không thể là một đại siêu cường được.

Hai là vô tình giúp cho Mỹ trở lại Á châu Thái bình dương được  các nước Á châu Thái bình dương  coi Mỹ là một lá chắn, điều kiện bảo vệ hoà binh, ổn định trong vùng. Chính vì nhờ TC gây hấn giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, muốn giành thế hải thượng của Mỹ, mà Mỹ mới để cho Nhựt có quân đội, có bộ quốc phòng, tăng quân số và hiện đại hoá quân đội. Mỹ cần Nhựt trong liên minh Á châu Thái Binh dương, Úc, Ấn, Nam dương, Phi luật tân, VNCS để phòng chống, bao vây TC.

Ba là liên minh, đồng minh Trung Cộng và Việt Cộng rất lâu đời suy đồi, rạn nứt. Đảng Nhà Nước VNCS từ lâu là đồng minh 16 chữ vàng 4 cái tốt, nay  “bằng mặt mà không bằng lòng” trước hành động xâm chiến biển đảo của VN một cách ngang ngược và không ngừng nghỉ,  CSVN dần dần xích lại gần Mỹ. VNCS phát triển đối tác chiến lược với Mỹ, Nhựt, Phi. Nhựt viện trợ phương tiện bán quân sự cho VN rất nhiều, cho Phi luật tân, mà đối thủ chung  để liên minh này chống là TC. Không có vấn đề nào làm cho nội bộ Đảng CSVN phân hoá, chia rẽ cho bằng vấn đề TC xâm lấn Biển Đông. Nhiều đảng viên CS bất bình trong bụng về thái độ và hành động bất động của những lãnh đạo chóp bu đang nắm đảng quyền. Đến đổi như Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng người nắm Nhà Nước, một lãnh đạo CS có thể nói đang mạnh nhứt nước không dằn được, nhiều khi có nhiều lời cứng rắn đối với hành động xâm lấn của TC. TT Dũng cũng là người ủng hộ nền kinh tế thị trường, có khuynh hướng xích lại gần Mỹ ngăn chận đà bành trướng của TC. Do vậy, vấn đề Biển Đông ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc tranh chấp quyền hành của các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN.

Bốn và sau cùng, nếu xét thắng thua trên phương diện tương quan chánh tri, ngoại giao, thì Nhựt đã thắng và TC đã thua. Hành động giành giựt biển đảo Senkaku của Nhựt kết quả đâu chưa thấy, cái thấy rõ là TC đã vô tình giúp Nhựt vươn lên về quân sự, thoát khỏi vòng kim cô của hiến pháp gọi là chủ hoà do Mỹ áp đặt sau khi Mỹ thắng Nhựt trong Thế Chiến 2. Những nước đồng minh có hiệp ước quân sự với Mỹ, ít bị TC giành  giựt đảo. Nên VNCS càng ngày càng xích lại gần Mỹ. Mỹ nới lỏng lịnh cấm vận vũ khi sát thương cho Hà nội hồi tháng 10 năm ngoái, và càng ngày càng nhiều giới chức VNCS qua lại Mỹ như con thoi, kể cả Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng vốn là người thân với TC cũng công du Mỹ, Nhựt.

Còn TC, trong khủng hỏang Biển Đông không có một nước láng giềng nào, một đối tác nào ủng hô TC. Kể cả Nga dù bán được cho TC mấy chục tỷ Mỹ kim khí đốt khi bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt cũng không lên tiếng ủng hộ TC trong vấn đề Biển Đông. TC càng gây hấn, càng xâm lấn, càng quậy dậy sóng Á châu Thái bình dương càng đùa đẩy các nước vào vòng ảnh hưởng của Mỹ./.

Vi Anh

(Việt Báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét