Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Con Lưu Thiếu Kỳ từng nói cha của ông đã dựng nên đàn thần để tế chính mình

Ngày 18/8/1966, sau khi cựu Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa, lần đầu tiên gặp gỡ Hồng Vệ Binh tại quảng trường Thiên An Môn. Trong hình có thể thấy các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều đeo phù hiệu Hồng Vệ Binh trên tay áo, tay cầm “Cẩm nang Hồng Vệ Binh”, duy nhất cựu Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ không có, cho thấy thái độ bất mãn của ông đối với ông Mao Trạch Đông. Sau đó không lâu thì ông Lưu Thiếu Kỳ bị bức hại.
Ngày 18/8/1966, sau khi cựu Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa, lần đầu tiên gặp gỡ Hồng Vệ Binh tại quảng trường Thiên An Môn. Trong hình có thể thấy các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều đeo phù hiệu Hồng Vệ Binh trên tay áo, tay cầm “Cẩm nang Hồng Vệ Binh”, duy nhất cựu Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ không có, cho thấy thái độ bất mãn của ông đối với ông Mao Trạch Đông. Sau đó không lâu thì ông Lưu Thiếu Kỳ bị bức hại.

Cách mạng Văn hóa là một đại họa chưa có tiền lệ trong lịch sử Trung Hoa. Trong Cách mạng văn hóa, Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa kiêm Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trước khi chết đã phải chịu vô vàn dày vò đau đớn, không những thế, khi chết thì danh tính của ông cũng bị giấu đi. Con của ông Lưu Thiếu Kỳ là Lưu Nguyên từng nói, cha mình bị hại chết bởi chính đàn tế thần do ông dựng lên.

Báo Người Cao Tuổi ở đại lục từng chỉ ra, nhiều năm trước, con của Lưu Thiếu Kỳ là Lưu Nguyên từng viết nhiều bài về cha mình, ông tổng kết mối quan hệ giữa ông Mao Trạch Đông và cha mình theo ba giai đoạn: Thời Đại Cách mạng Chính trị, khi đó Đảng Cộng sản đang giành chính quyền, quan hệ giữa họ rất thân mật; thời Đại Cách mạng Kinh tế, tức Đại nhảy vọt, họ bắt đầu phân nhánh; thời Đại Cách mạng Văn hóa, họ phân liệt, quan hệ kết thúc bằng tấm bi kịch.

Lưu Nguyên cho rằng cha mình có hai sai lầm to lớn: Một là, sau Đại nhảy vọt về kinh tế 3 năm điều chỉnh nhưng bất lực; hai là, Đại Cách mạng Văn hóa, ngay từ những ngày đầu tiên ông đã không tán thành, sau đó bắt đầu ngăn chặn nhưng kết quả thu được là vô cùng nhỏ nhoi.

Lưu Nguyên nói, vì sai lầm của ông khiến ông phải trả giá bằng cả tính mạng, “Bị ép chết bởi chính đàn thần do mình dựng nên, nỗi đau đó vượt xa những gì bản thân tôi phê bình”.

Ông Lưu Thiếu Kỳ bị đả đảo trong Cách mạng Văn hóa

Vào tháng 8/1966, ông Mao Trạch Đông viết bài “Pháo bắn Bộ Tư lệnh – trang Đại Tự báo đầu tiên của tôi”, mục đích trực tiếp nhắm vào ông Lưu Thiếu Kỳ, đồng thời vị trí thứ hai của ông Lưu trong Đảng Cộng sản cũng bị Lâm Bưu thế chỗ, từ đó thân phận Phó Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản không còn được nhắc đến. Ngày 16/10, tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị, ông Lưu bị Trần Bác Đạt và Lâm Bưu phê bình. Sau đó Đại Tự báo, Báo Đảng của ĐCSTQ cũng bắt đầu phê bình ông.

Tháng 12/1966, vấn đề về ông Lưu Thiếu Kỳ được đưa ra công khai, bà Giang Thanh tuyên bố “Lưu Thiếu Kỳ chính là Khrushchev trong Đảng”. Tại Bắc Kinh bắt đầu xuất hiện những biểu ngữ “đả đảo Lưu Thiếu Kỳ”. Đồng thời ĐCSTQ cũng thành lập “Chuyên án Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ”, phụ trách chính là ông Chu Ân Lai.

Sau khi Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ bị bỏ tù trong Cách mạng Văn hóa, vào sinh nhật năm 70 tuổi của ông năm 1968, ông Mao Trạch Đông và ông Chu Ân Lai căn dặn thuộc cấp Uông Đông Hưng đặc biệt gửi ông Lưu Thiếu Kỳ món quà sinh nhật là một máy ghi âm. Mục đích là để ông nghe thấy thông báo từ Hội nghị toàn quốc lần thứ 12 khoá 8 Trung ương ĐCSTQ, với tuyên bố: Khai trừ khỏi Đảng kẻ phản bội và nội gián Lưu Thiếu Kỳ, tiếp tục xử lý Lưu Thiếu Kỳ và đồng bọn tội “phản Đảng phản quốc”! Sự kiện này làm tinh thần ông Lưu Thiếu Kỳ bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh tình của ông ngày càng nặng.

Vừa bị trọng bệnh lại bị trói nằm trên giường

Đã bị bệnh nặng, ông Lưu Thiếu Kỳ lại bị trói cố định nằm trên giường. Trong cuốn sách «Lịch sử 10 năm Cách mạng Văn hóa» của Cao Cao và Nghiêm Gia Kỳ, xuất bản năm 1986 có ghi: “Không ai giúp ông thay quần áo, không ai dìu ông đến nhà vệ sinh đi đại tiểu tiện, phân và nước tiểu quyện vào quần áo ông mặc. Vì nằm trên giường thường xuyên khiến hai chân của ông bị suy thoái, khô gầy như củi, cơ thể bị hoại tử thối rữa… Chúng dùng vải băng cố định hai chân Lưu Thiếu Kỳ trên giường khiến ông không thể cựa quậy được”.

Toàn thân ông Lưu Thiếu Kỳ vì bị hoại tử khiến chảy nước mủ, vô cùng đau đớn. Đến tháng 10/1969, cơ thể của ông chỉ còn một đống thịt hôi thối, hơi thở thoi thóp. Đặc phái viên của ĐCSTQ không cho dùng thuốc khi ông bị sốt, họ còn điều toàn bộ nhân viên chữa bệnh và chăm sóc đi chỗ khác.

Ngày 12/11/1969, ông Lưu Thiếu Kỳ qua đời vô cùng thảm thương trong tình trạng cô độc một mình trong căn phòng ở thành phố Khai Phong, Hà Nam. Lúc gần qua đời trông ông không còn ra hình người nữa.

Vào nửa đêm 2 ngày sau, ĐCSTQ phải bí mật cho hỏa thiêu thi thể đầy bệnh truyền nhiễm của ông. Trên tấm biển trước thi thể ghi: Họ tên: Lưu Vệ Hoàng; nghề nghiệp: không; nguyên nhân chết: bị bệnh.

Ông Lưu Thiếu Kỳ đưa ông Mao Trạch Đông lên đàn thần, tự chuốc lấy tai vạ

Năm 2004, cụ Tư Mã Lộ ở tuổi 85 đã cho xuất bản sách «Hồi ức Tư Mã Lộ» làm rõ một thời kỳ lịch sử Trung Quốc. Trong sách viết, ông Lưu Thiếu Kỳ là thứ công cụ của ĐCSTQ. Ông Lưu Thiếu Kỳ vào Đảng cũng như một khúc gỗ giao cho Đảng, Đảng muốn dùng làm ghế, làm bàn, làm nhà, đều phải phục tùng. Nếu Đảng muốn làm một cái bô, vậy anh cũng phải nếm mùi hôi thối. Ông Tư Mã Lộ viết, ông Lưu Thiếu Kỳ từng đã phê bình Vương Minh rằng, làm công cụ của Đảng là không có điều kiện.

Vừa khởi đầu Cách mạng Văn hóa, ông Lưu Thiếu Kỳ đã bị đả đảo, khi đó ông đã thỉnh cầu Mao cho từ bỏ mọi chức vụ để về quê làm ruộng, làm một người bình thường. Có lẽ ông Lưu Thiếu Kỳ đã quên rằng, ông chỉ là một công cụ của Đảng, khi Đảng cần dựng lên một Khrushchev của Đảng làm mặt phản diện điển hình, đã khai cung thì tên không thể nào quay lại được.

Với việc đưa ông Mao Trạch Đông lên đàn thần, ông Lưu Thiếu Kỳ chính là người khởi xướng cho cái ác lộng hành. Từ việc chỉnh đốn tác phong ở Diên An đến Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 7, ông Lưu chính là người khởi xướng đưa ông Mao lên vị trí tối cao, thậm chí còn xem ông Mao là Hoàng đế của Cách mạng Trung Quốc.

Thảm họa 10 năm Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa chính thức khởi đầu từ ngày 16/5/1966, trong 10 năm diễn biến là một trang sử u tối nhất trong lịch sử dân tộc Trung Hoa, ĐCSTQ gọi đây là “10 năm thảm họa”.

Trong thời gian 10 năm Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã gây ra vô số án oan, từ ngay cả Chủ tịch nước, vị trí tối cao của quốc gia, cũng bị hạ xuống tới tận cùng thành người dân thường, vô số người bị bức hại đến chết. Ông Hồ Diệu Bang, từng là Tổng Thư ký Trung ương ĐCSTQ khi đó, đã nói với phóng viên của Nam Tư: “Khi đó có cả trăm triệu người bị liên lụy, chiếm 1/10 dân số Trung Quốc”.

Theo một nghiên cứu tổng hợp của Phòng nghiên cứu Trung ương ĐCSTQ, có tên “Sự thực lịch sử vận động chính trị từ khi kiến quốc”, có đến hơn 4,2 triệu người bị bắt nhốt thẩm tra; 1.728.000 người bị chết bất thường; hơn 135.000 người bị tử hình vì khép vào tội phản cách mạng; hơn 237 ngàn người chết trong đấu tố; hơn 7.030.000 người bị thương tật. Còn theo thống kê của của các chuyên gia căn cứ vào những bộ Huyện chí của Trung Quốc, số người chết bất thường trong Cách mạng Văn hóa ít nhất là 7.730.000 người. Có thể nói, số người bị chết trong Cách mạng Văn hóa hiện nay vẫn là một câu đố chưa có lời giải rõ ràng.

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét