Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Nguyễn Cao Quyền - Đấu tranh cho chủ nghĩa Bao dung tại Trung Hoa Cộng Sản

Vụ sập cầu xảy vào lúc 3h30 sáng. Đúng lúc đó một chiếc xe tải hạng nặng đi ngang qua nên cả người và xe đều rơi sập xuống.


Trung quốc đã thay đổi trong hơn một phần tư thế kỷ qua, lớn lao nhất là những thay đổi tác động lên nền kinh tế của xứ này. Trong khi đó, hầu như chẳng có một sự thay đổi nào liên quan đến hệ thống chính trị, một thể chế độc tài độc đảng.

Đối với người dân Trung Quốc thì luồng đầu tư nước ngoài đổ vào đất nước này lại là một bi kịch trớ trêu, vì nó đã tiếp sức mạnh cho chính quyền đàn áp nhân dân. Hơn 900 triệu người dân nông thôn tiếp tục phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày để tồn tại. Hàng năm tại những nơi xa xôi hẻo lánh,150.000 vụ tự tử bằng thuốc độc đã thành công và 300.000 vụ khác thất bại. Sự nghèo đói và sự lam dụng quyền thế của các quan chức địa phương đã là những lý do của các bi kịch nói trên. Mọi cuộc phản kháng đều bị lực lượng vũ trang của chính phủ dập tắt.


Trước tình hình khó khăn đó, và trước môi trường đấu tranh cho nhân quyền thuận lợi như hiện nay, xã hội Trung Quốc đang chuyển hướng về phía Tư Do bằng những bước đi chậm chạp. Xin qúy độc giả theo dõi những đoạn viết tiếp theo.

Chủ nghĩa tự do đã trở lại

“Mùa xuân Bấc Kinh” là tên gọi hai giai đọan đấu tranh cho tự do xảy ra tại Trung Quốc tương tự như “Muà Xuân Praha” xảy ra tại Tiệp Khắc năm 1968. Mủa Xuân Bắc Kinh lần thứ nhất xảy ra trong hai năm 1977-1978 sau khi Mao Trạch Đông qua đời. Mùa Xuân Bắc Kinh lần thứ hai xảy ra trong hai năm 1997-1998 sau khi Đặng Tiểu Bình tạ thế. Trong cả hai thời gian ngắn ngủi này, dân chúng đã được hưởng một không khí chính trị tương đối cởi mở để phê phán chính quyền.

Lần thứ nhất họ phê phán những lỗi lầm nghiêm trọng mà chính quyền đã phạm trong Cách Mạng Văn Hóa. Lần thứ hai, họ đăng ký thành lập Đảng Dân Chủ Trung Quốc. Cả hai giai đọan đều chấm dứt bằng những cuộc đàn áp khốc liệt các nhà hoạt động đối lập, đặc biệt là đối với các thành phần của Đảng Dân Chủ.

Trong Mùa Xuân Bắc Kinh lần thứ hai các nhà đấu tranh đưa ra hai đề xuất. Thứ nhất, thực hiện một số cải cách chính trị căn bản. Thứ hai, nghiên cứu thay thế chế độ hiện hữu bằng thể chế Tự Do.

Đòi hỏi thứ nhất bị bóp chết ngay tức khắc, trong khi đòi hỏi thứ hai đã gây một tiếng vang kéo dài đến ngày nay. Trước phản ứng của chính quyền, các tác gỉa cùa đề xuất thứ hai nói : “chủ nghĩa Tự Do đã trở lại Trung Quốc sau 40 năm vắng bóng”. Báo chí Tây Phương thì cho rằng chủ nghĩa Tự Do tại Trung Quốc là phó sản của kinh tế thị trường áp dụng tại xứ này.

Lịch sứ cận đại của tư tưởng Tư Do tại Trung Quốc

Nhìn vào lịch sử cận đại, ta thấy tư tưởng Tự Do đã có từ thời Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, trước khi Mao Trạch Đông làm chủ toàn cõi Trung Hoa năm 1949. Tư tưởng đó trỗi dậy sau cuộc tthảm sát Thiên An Môn 1989, vì ý thức hệ cộng sản đã phai nhạt, chế độ độc trị đã lỗi thời và tàn lụi. Sự trở lại đó xuất hiện dưới dạng một tầng lớp trí thức học cao hiểu rộng dấn thân đấu tranh cho một “xã hội Tư Do điều hành bởi một nhà nước có tinh thần trách nhiệm”.

Xã hội Trung Quốc bây giờ đã thay đổi. Kinh tế thị trường đang phát triển trong khi chế độ độc trị Stalinít ̣đang lột xác để chỉ còn giữ lại một hình thái độc tài độc đảng. Kinh tế phát triển đã tạo nên một tầng lớp trung lưu giàu có và yêu chuộng tự do. Ý thức hệ Mác Xít tuy còn là chỗ dựa của Đảng nhưng đã biến mất khỏi thực tế của xã hội.

Giai cấp trung lưu mỗi ngày thêm lớn mạnh khi khoảng cách giữa ý thức hệ lỗi thời và kinh tế thị trường được xác định. Xã hội dân sự, với các tổ chức phi chính phủ không được phép, trở thành rõ nét.

Ấn phẩm dân chủ nhập cảng lậu ào ào đổ vào thị trường quốc nội. Hơn 20.000 bản dịch cuốn The Constitution of Liberty của Von Hayek được tiêu thụ trong nháy mắt, và nhu cầu tái bản đòi hỏi phải xúc tiến không chậm trễ. Tư tưởng tự do lan toả khắp nơi.

Trước khi có chính sách “mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, tầng lớp trí thức Trung Quốc quẩn quanh trong không gian thu hẹp của ý thức hệ cộng sản lỗi thời. Sau thời “mở cửa” hàng ngũ dân chủ đấu tranh lớn mạnh dần và chia làm hai nhóm : nhóm Dân Chủ và nhóm Mác Xít Nhân Bản.

Nhóm Dân Chủ tìm thấy ở Chủ Nghĩa Tự Do (liberalism) một phương pháp đấu tranh mới và họ đã biến chũ nghĩa này thành hành động. Trong nhận định của họ, chủ nghĩa tự do đích thực là sát tinh của chế độ độc trị và là thần dược chữa bệnh độc tài. Vào lúc này họ cố gắng không để lỡ chuyến tàu lịch sử thêm lần nữa như trước đâ họ đã không theo kịp làn sóng dân chủ hóa thứ ba của nhân loại.


Economic Bubble


Phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa tự do đã xuất hiện tại Trung Quốc trước khi Mao Trạch Đông cướp chính quyền năm 1949, nhưng không thành công vì đã phạm lỗi lầm mà giờ đây cần xét lại.

Thời bấy giờ, “chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển” (Classical Liberalism) chưa phải là thứ mà các nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa áp dụng. Họ mới chí biết tới thuyết Tự Do mang tính xã hội của John Dewey và Harold Lasky. Vì chạy theo thuyết này nên họ đã không quan tâm đến kinh tế thị trường, quyền tư hữu và tự do kinh doanh là những mục tiêu cốt yếu cần ưu tiên thực hiện. Thay vì trông gương Cách Mạng Hoa Kỳ năm 1786 họ đã chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.

Rất may trong hiện tại họ đã quay về với “chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển” của John Locke, Adam Smith, David Hume, Montesquieu, Von Hayek… Nói khác, ngày nay họ đã phân biệt được rõ ràng nội dung của hai thuật nghữ Dân Chủ và Tự Do.

Chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển hiện nay đang phát riển mạnh mẽ tại Hoa Lục với những nét đặc trưng như tự do kinh tế, tự do tư hữu, chủ nghĩa pháp trị, chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa bao dung và sự hạn chế quyền lực nhà nước. Đó là mốt số giá trị căn bản của tự do cần được tiến hành trong đấu tranh, đồng bộ với các giá trị dân chủ khác.

Tại Trung Quốc hiện nay những tác phẩm nổi tiếng cùa Von Hayek như The Road To Serfdom, The Constitution Of Liberty, The Fatal Conceit .. đã được dịch sang tiếng Trung Hoa và phổ biến khắp nơi. Giáo sư và sinh viên đại học Bắc Kinh đã lập ra một nhóm lấy tên là Austrian Group gồm toàn đệ tử của Triedrich Von Hayek.

Thực tế của Tự Do tại Trung Quốc hiện nay

Mặc dầu văn hóa Trung Quốc rất đối lập với ý niệm Tự Do, nhưng trong thực tế đời sống, người Trung Hoa không bao giờ chấp nhận tài sản của họ có thể bị tịch thu một cách tùy tiện bởi chính quyền . Họ cũng không chấp nhận bị tước đoạt các quyền tự do lập ngôn, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

Họ phản đối mạnh mẽ mỗi khi bị buộc tội phản nghịch chỉ vì muốn đóng góp ý kiến vào những quyết định chung cho cả nước. Họ phản đối vì những việc đó trái với khát vọng tự do là khát vọng chung của loài người. Cho nên phải tin tưởng là tự do sẽ thắng thế tại xứ này. Trung Quốc không thể là ngoại lệ vì tự do mang tính phổ quát.

Ngoài thực tế nói trên, hiện nay Tung Quốc còn bị chi phối bởi một định luật khác là tự do đương nhiên đi đôi với kinh tế thị trường. Vậy nếu kinh tế thị trường không thể thay đổi thì tự do cũng không thể nào dập tắt. Nói khác, nếu kinh tế thị trường đã trở thành bắc buộc thỉ tự do cũng không thể nào chờ đợi lâu hơn được nữa.

Những nhà đấu tranh cho tự do tại Hoa Lục đang theo đuổi chiến lược của họ. Thay vì đọ sức với chính quyền để nắm chắc thất bại, họ quay sang uốn nắn đám đông. Cương lĩnh đấu tranh mới của họ là chính quyền phải đơn giản hóa phần lớn sự cồng kềnh không cần thiết của bộ máy nhà nước khi kinh tế hoạch định đã bị hủy bỏ. Việc làm này cần thiết để chuyển gánh nặng thuế khóa sang chăm lo phúc lợi của toàn dân. Cần thiết hơn nữa là để chính quyền làm quen với tinh thần trách nhiệm thay vì cứ giữ thói quen ra lệnh vô trách nhiệm từ thượng tầng quyền lực.

Trước sự tấn công của phe tự do, phe bảo thủ ra sức nhập cảng nhiều chủ nghĩa mới làm đối trọng tư tưởng, như chủ nghĩa Tân Mác Xít (Neo-Marxism) hay chủ nhĩa Dân Túy (Populism)… Tuy nhiên các chủ nghĩa mới này tỏ ra xa lạ và khó hiểu nên quần chúng tiếp tục ủng hộ những đấu tranh thiết thực hơn đến từ chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển như tự do tư hữu, tự do kinh doanh và những tự do truyền thống khác.

Với nỗ lực đấu tranh kiên trì, người dân Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và quyền tư hữu, ủng hộ tăng quyền của cơ quan lập pháp, thực thi độc lập của ngành tư pháp, kiểm soát quân đội và ngành cảnh sát, xây dựng xã hội dân sự, tạo điều kiện và nới rộng sự tham gia của người dân vào những quyết định liên quan đến ích lợi chung.

China’s economy is not collapsing


Đấu tranh cho một sự bao dung của xã hội

Trung Quốc là một nước đông dân với một nền văn hóa vô cùng phức tạp. Đành rằng nền văn hóa này cũng có một vài dấu tích về dân chủ, nhưng trọng lượng của di sản văn hóa đó lúc nào cũng đè nặng lên xã hội và không chịu buông tha ngay cả khi nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới. Điều này là một trở ngại cho dân tộc và đất nước Trung Hoa trên con đường xây dựng dân chủ và phát triển.

Trong khi chờ đợi một thay đổi lớn, dân chúng Hoa Lục tiếp tục đấu tranh cho một sự “bao dung” của xã hội. Họ tin tưởng vào kết quả của nỗ lực đấu tranh này vì chỉ với đôi chút bao dung, dân chúng đã được hưởng gần ba thập kỷ ổn định để phát triển. Cho nên để thúc đẩy bao dung họ đã hành động theo nhiều cách.

Đầu tiên, họ đã xác lập điều này trong luật học và coi đó là tấm gương cho thiên hạ soi chung. Họ quan niệm giáo dục cần được chú trọng hơn trừng phạt. Sự trừng phạt chỉ được dùng như công cụ phù trợ. Hiện tại, con số phạm nhân bị sử tử hình hàng năm ở Trung Quốc là vào khoảng 10.000 ngưới. Xã hội phải chịu nhận một số trách nhiệm vì đã không có một sự giáo dục thỏa đáng. Ngưới Trung Quốc là một dân tộc khoan dung nhưng Cách Mạng Văn Hóa đã tiêu diệt truyền thống tốt đẹp đó. Phải giảm thiểu tối đa các vụ án tử hình để đi đến chỗ từ bỏ hẳn hình phạt dã man này.

Tiếp theo họ đã đòi hỏi phải cải thiện nhiều hơn trong cách đối xử với tù nhân chính trị. Trong lãnh vực này, thứ nhất, họ đòi hỏi phải loại bỏ tội “phản cách mạng” mà họ coi là một khái niệm rất mơ hồ. Thứ hai, họ đòi hỏi phải từ bỏ hình phạt “tử hình”kể từ khi “mở cửa”. Thứ ba, họ đòi hỏi phải tôn trọng lý thuyết : không được trừng phạt những người phản kháng chính trị.

Thay án tử hình bằng một án tù là một bước cải thiện. Đổi án tù dài hạn thành án tù ngắn hạn là một bước tiến thứ hai. Và nếu Đảng CSTQ tuyên bố ân xá cho các tù nhân chính trị thì tính chính đáng của Đảng sẽ được nâng cao, vị thế quốc tế của Đảng sẽ tăng lên và một bầu không khí thông cảm và thân thiện hơn sẽ được tạo ra cho các thảo luận chính trị trong nước và ngoài nước.

Dân chủ hóa là một quá trình học tập triền miên đối với tất cả mọi người, chính phủ cũng như nhân dân. Chỉ có tinh thần “bao dung” mới có thể liên kết họ đươc với nhau và tạo ra sự ổn định cho phát triển. Sự thành công hay thất bại trong công cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa Tự Do sẽ ảnh hưởng đến bản chất hiếu hòa hay hiếu chiến của Trung Quốc trong tương lai. Lúc này là lúc cộng đồng thế giới phải tạo áp lực mạnh mẽ để lái toàn khối Hoa Lục vào con đượng Tự Do của nền văn minh dân chủ.

NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 10 năm 2015

(Việt Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét