Liệu trong một tương lai gần nền chính trị của đất nước Việt Nam sẽ phát triển một cách cởi mở hơn? Liệu trong một tương lai gần người dân Việt Nam cũng như các nhà quan sát như tôi sẽ có dịp để nghe các nhân vật chính trị “hàng đầu” tranh luận công khai về những vấn đề cốt yếu của đất nước? Liệu trong một tương lai gần người dân Việt Nam sẽ không cần phỏng đoán liên tục về những gì đang hoặc “rất có thể” đang xây ra trong nội bộ của nhà nước mà chỉ đọc báo, lên mạng, xem vô tuyến như ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, chẳng hạn?
Vài tuần trước có một học viện nhờ tôi viết một bài mới về tình hình chính trị trong giải đoạn này. Nhưng phải nói, tôi chẳng có gì để viết. Viết gì? Viết về người bị cáo làm gián điệp? Thôi. Không muốn.
Như thường lệ tôi sẵn sàng thừa nhận sự hiểu biết của mình về chính trị ở Việt Nam còn hạn chế lắm. Nhưng có bao nhiêu người giỏi hơn mình, biết nhiều hơn mình mà cũng chẳng có gì để viết. Bên cạnh đó chắc có những ít người mà biết mà không dám hay không được phép. Có ai nghĩ một “quá trình chọn nhân sự đóng kín” còn thực sự phù hợp vào thời điểm này?
Tôi hỏi thế vì thấy cả nước, thậm chí cả đảng đang chịu hậu quả của một cơ chế chọn nhân sự đầy vấn đề nếu không muốn nói lỗi thời và thiếu dân chủ.
Nếu Việt Nam thực sự đang hoàn thiện những cải cách về thế chế thì đề nghị đừng bỏ qua vài vấn đề trung tâm nhất như cơ chế chọn lãnh đạo, cơ chế chọn đại biểu của dân v.v. Nếu cứ làm theo mô hình đóng kín này làm sao có được một Việt Nam dân chủ, văn minh?
Biết còn nhiều ý kiến khác nhau về sự phát triển chính trị của Việt Nam. Tôi không giả định tôi biết con đường nào là phù hợp nhất. Tất nhiên, tôi vẫn còn những quan điểm của mình và không ngại để chia sẻ nó. Mọi nước có những vấn đề riêng của nó là đúng. Chỉ thấy chẳng có một lý do tốt nào mà đến tận 2015 thành lớp thống trị Việt Nam vẫn “chọn nhân sự” theo mô hình bí mật.
Việt Nam có thể làm tốt hơn chứ. Cố lên.
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét