Hà Nội báo cáo Chính phủ quy trình thực hiện dự án 8B Lê Trực đều hợp lý, nhưng chủ đầu tư đã mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng khi thi công.
Báo cáo do ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội ký vừa gửi lên Chính phủ nêu rõ: khu đất 8B Lê Trực không nằm trong ranh giới Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2.000 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10.12.2013.
Trước khi công trình nhà cao tầng hình thành, khu đất hơn 5.900 m2 này có nguồn gốc do Công ty may Chiến Thắng quản lý, sử dụng từ năm 1968. Trong đó, diện tích được chuyển mục đích xây dựng công trình là gần 3.800 m2, do hơn 1.900 m2 bị Nhà nước lấy để làm đường Trần Phú kéo dài. Ngày 20.10.1999, Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công thương, có quyết định chuyển Công ty may Chiến Thắng thành Công ty CP may Lê Trực và đơn vị này quản lý khu đất 8B Lê Trực.
Báo cáo cũng viện dẫn từ Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2020 khẳng định khu đất 8B Lê Trực được xác định là đất dân dụng. Theo Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương (tỷ lệ 1/500) do Hà Nội phê duyệt năm 1998 và Quy hoạch chi tiết quận Ba Đình (tỷ lệ 1/2000), khu đất 8B Lê Trực cũng được xác định một phần sẽ bị lấy để mở đường, phần còn lại có chức năng làm trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán, cho thuê, mật độ xây dựng 64%, cao từ 4 - 17 tầng.
Chủ trương xây dựng tòa nhà cao tầng bắt đầu từ năm 2007, khi TP Hà Nội có văn bản chấp thuận cho phép Công ty CP may Lê Trực được chuyển đổi mục đích sử dụng phần đất không bị lấy làm đường Trần Phú kéo dài lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở bán và cho thuê.
Căn cứ theo đó, năm 2009, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án với tiêu chí mật độ xây dựng 64%, gồm khối công trình hỗn hợp trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán, cho thuê cao 17 tầng, giật cấp từ phía đường Lê Trực đến phía đường Kim Mã.
Năm 2010, dự án phải tạm dừng triển khai do vướng thực hiện nghiên cứu làm quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Sau khi rà soát các dự án nhà cao tầng khu vực trung tâm thành phố, Hà Nội xác định, dự án nhà cao tầng số 8B Lê Trực thuộc nhóm công trình cao tầng loại 2 nên được đề xuất cho phép tiếp tục triển khai, nhưng phải điều chỉnh đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng đang được nghiên cứu.
Tháng 4.2013, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhận được đơn kêu cứu của Công ty CP may Lê Trực xin được tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng với lý do nếu phải phê duyệt lại sẽ dẫn đến dự án tiếp tục chậm thêm 2 - 3 năm nữa và như vậy, sẽ đẩy các cổ đông, gần 400 cán bộ công nhân viên tại Công ty vào cảnh khốn cùng.
Ông Nguyễn Thế Thảo đã giao cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra, rà soát lại quy hoạch, giữ nguyên phương án quy hoạch tổng mặt bằng và kiến trúc công trình, giảm chiều cao công trình theo Quy hoạch chung Hà Nội và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình, chiều cao tối đa bằng công trình Nhà làm việc Quốc hội.
Ngày 14.11.2013, UBND TP.Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 01121001662 cho Công ty CP may Lê Trực thực hiện dự án với thời hạn từ 2014 - 2017. Hiện, dự án vẫn nằm trong thời gian cho phép.
Trong báo cáo gửi Chính phủ, Hà Nội khẳng định quá trình giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã được thực hiện đúng quy trình.
Không thích hợp xây trường học tại 8B Lê Trực
Về đề xuất xây dựng trường học tại khu đất 8B Lê Trực của người dân, lãnh đạo UBND TP Hà Nội báo cáo Chính phủ do hình dáng khu đất có chiều rộng hẹp, chạy dọc theo đường Trần Phú kéo dài, không thích hợp xây trường học nên UBND TP đã chỉ đạo Sở Giáo dục - Đào tạo cùng với UBND quận Ba Đình bố trí xây dựng trường học tại số 67 Cửa Bắc để phục vụ học sinh 2 phường Điện Biên và Quán Thánh. Đến nay, trường đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng.
Đến ngày 12.7.2013, UBND TP.Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng xin cho dự án nhà cao tầng tại 8B Lê Trực được tiếp tục triển khai, có điều chỉnh mật độ xây dựng 64%, chiều cao công trình tối đa 44 m, thấp hơn Nhà làm việc Quốc hội tại đường Hùng Vương, giảm chiều cao 26 m so với phương án kiến trúc đã được chấp thuận ngày 16.3.2009.
Báo cáo Chính phủ của UBND TP.Hà Nội về công trình 8B Lê Trực cũng dẫn lại công văn do Bộ Xây dựng nêu ý kiến thống nhất với đề nghị của Hà Nội cho phép tiếp tục dự án nhà cao tầng tại khu đất này theo phương án 2 do chủ đầu tư đề xuất. Cụ thể là thiết kế toà nhà dạng giật cấp, cấp công trình thứ nhất phía Lê Trực có tầng cao 15 tầng với chiều cao là 44 m, cấp công trình thứ 2 có khoảng lùi 15 - 17 m về hướng Tây có chiều cao 50 m, trên mái có tum thang kết hợp tầng kỹ thuật đến đỉnh tum thang cao 53 m, mật độ xây dựng giữ nguyên 64%.
“Như vậy, Quy hoạch kiến trúc của Dự án đã chấp thuận phù hợp định hướng Quy hoạch chung Thủ đô, việc nghiên cứu xét tới yêu cầu cảnh quan đô thị khu vực, có kế thừa kết quả rà soát công trình cao tầng, đồng thời nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng”, báo cáo nêu.
Cũng theo báo cáo, hồ sơ cấp phép của dự án có đầy đủ thành phần theo quy định. Cụ thể, phương án thiết kế cấp Giấy phép xây dựng phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng và Phương án kiến trúc được Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội chấp thuận kèm theo công văn số 3546 ngày 24.10.2013.
Nhân sự kiện này, Phương Dung Lê xin được chia sẻ cùng các bạn 10 tòa nhà chênh vênh nhất thế giới.
Trong số các công trình nổi tiếng thế giới về độ "chênh vênh", đã có nhiều tòa nhà bị tàn lụi trong sự tiếc nuối của những người hâm mộ lối kiến trúc kỳ lạ.
1. Tháp nghiêng Pisa, Italy
Tháp nghiêng pisa là một tòa tháp chuông tại thành phố pisa, Italy. phần chân tháp được khởi công vào 1173 và chỉ vài năm sau đó, người ta đã phát hiện toà tháp bị nghiêng do xây trên nền đất xốp. Chiến tranh khiến công việc xây dựng và chống nghiêng bị đình trệ. Mãi đến năm 1350 tòa tháp mới được hoàn thành. trong những năm 1990, người ta đã đổ hàng trăm tấn chì xuống phần chân tháp để giữ cho pisa ngừng nghiêng thêm. Theo sách kỷ lục Guinness, tháp pisa hiện nghiêng 3,97 độ.
Lê Phương Dung
(FB Lê Phương Dung)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét