Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Lênin làm gián điệp cho Đức được đưa vào sách giáo khoa ở Nga

Trong Thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức đã dùng thủ đoạn chiến tranh phi quân sự bằng cách mua chuộc phản đồ, gián điệp từ nước Nga, đối tượng mua chuộc chính là Lênin. (Ảnh: internet)

Gần đây, sách giáo khoa lịch sử thuộc cấp trung học phổ thông ở Nga đã phát hành phiên bản mới với một số sửa đổi quan trọng, trong đó nổi bật là việc cho rằng Liên Xô thuộc thời đại Lênin là một “địa ngục” và vạch trần bộ mặt thật của Lênin trong Thế chiến thứ nhất là nội gián của Đức.

Tài liệu chỉ ra: Trong Thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức đã dùng thủ đoạn chiến tranh phi quân sự bằng cách mua chuộc phản đồ, gián điệp từ nước Nga, đối tượng mua chuộc chính là Lênin, kẻ ngông cuồng muốn tận dụng cơ hội chính phủ Nga trong lúc khó khăn để lật đổ một cách hợp pháp và lên nắm quyền.

Từ 1915, nước Đức luôn đứng sau yểm trợ cho Lênin.

Năm 1917, Lênin lưu vong ở nước ngoài đã ngồi “chuyến tàu kín” do nước Đức bố trí, có binh lính hộ tống đi tới Peterborough. Ngày 8/4, Bộ Tổng tham mưu Đức đã báo cáo với Hoàng đế Đức khi đó là Wilhelm II rằng: “Lênin đã trở về Nga thuận lợi. Ông ta quả thực đã làm đúng ý của chúng ta.”[ads1]

Theo thống kê, nước Đức đã chi 50 triệu mác (khoảng hơn 9 tấn vàng) hỗ trợ Lênin làm “cách mạng”. Sách lược của người Đức đã thành công, cuối cùng nhờ công ơn của nước Đức mà Lênin đã làm “cách mạng” thành công, giành được chính quyền. Còn nước Đức cũng được trả ơn gấp hàng ngàn lần: “Hai nước Nga – Đức cuối cùng đã đình chiến làm hòa, Lênin không quan tâm đến thực trạng kiên quyết phản đối trong nội bộ Đảng (gồm cả nội bộ Bolshevik), đã ký kết Hiệp ước Brest với nước Đức, cắt 1 triệu km2 để bồi thường đền ơn 6 tỷ mác mà người Đức chi viện giúp đỡ.”

Sự thực lịch sử này nhân dân thế giới, gồm cả người Nga, hầu như đều biết, nhưng việc chính quyền Nga đưa vào sách giáo khoa lịch sử hiện nay là một tiến bộ lớn của lịch sử nước Nga.

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét