Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam bị lưu ý tại hội nghị khu vực

Mặc dù Hiến pháp công nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân, nhưng trên thực tế quyền này không được đảm bảo khi mọi sinh hoạt tôn giáo phải nằm dưới sự quản lý của nhà nước và Hà Nội không công nhận các tổ chức tôn giáo độc lập.
Mặc dù Hiến pháp công nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân, nhưng trên thực tế quyền này không được đảm bảo khi mọi sinh hoạt tôn giáo phải nằm dưới sự quản lý của nhà nước và Hà Nội không công nhận các tổ chức tôn giáo độc lập.

Vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam một lần nữa gây chú ý cộng đồng quốc tế tại một hội nghị khu vực của các tổ chức xã hội dân sự Đông Nam Á diễn ra hôm nay ở Thái Lan.

Trọng tâm thảo luận của Hội nghị Khu vực về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng do Forum-Asia phối hợp cùng Ủy ban Luật gia Quốc tế và Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS của người Việt hải ngoại đồng tổ chức trong hai ngày 30/9 và 1/10 tại Bangkok xoay quanh những quan ngại về việc phát huy và bảo vệ tự do tôn giáo-tín ngưỡng tại các nước Đông Nam Á.

Tham gia hội nghị có báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo-Tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeldt, cùng trên dưới 70 nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, thành viên các tổ chức tôn giáo, đại diện từ các cơ quan của Liên hiệp quốc, Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN, Ủy ban ASEAN về Phát huy-Bảo vệ quyền của Phụ nữ và Trẻ em, các cơ quan bảo vệ nhân quyền của các nước cùng các cơ quan khác của các chính phủ.

Sự kiện nhằm mở ra một diễn đàn đa phương bàn về các vấn đề đang nảy sinh, những thách thức mà các tổ chức tôn giáo và các nhóm bảo vệ tự do tôn giáo trong khu vực đang gặp phải hầu tìm giải pháp và thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan để cổ súy cho tự do tôn giáo tại Đông Nam Á.

Đối với Ân Đàn Đại Đạo, chúng tôi đã hoạt động từ năm 1969. Sau 1975, họ bắt bớ sách nhiễu chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn hoạt động, tới năm 2012 họ lại tiếp tục bắt bớ thêm lần nữa và nói chúng tôi là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Đó là một trong những biểu hiện vi phạm điều luật 18 và 19 mà Việt Nam đã ký với quốc tế.
Bà Bùi Ngọc Diện, nhân chứng đại diện cho giáo phái Ân Đàn Đại Đạo, nói.

Những chủ đề chính được mang ra bàn thảo bao gồm các luật lệ quản lý hà khắc của nhà nước đối với  sinh hoạt tôn giáo và các chính sách đàn áp xâm phạm quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng của công dân.

Trong số các nhân chứng từ trong nước tham gia hội nghị để trình bày thực trạng tôn giáo tại Việt Nam có đại diện của đạo Cao Đài, Tin lành Menonite, và giáo phái Phật giáo Ân Đàn Đại Đạo.

Ngoài ra, những người Việt đang tị nạn tại Thái vì lý do bị đàn áp tôn giáo cũng nhân cơ hội này chia sẻ với đặc phái viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo về tình cảnh họ đã trải qua tại Việt Nam vì niềm tin và các sinh hoạt tôn giáo.

Bà Bùi Ngọc Diện, một nhân chứng đại diện cho giáo phái Ân Đàn Đại Đạo thuyết trình tại hội nghị, cho VOA Việt ngữ biết thông điệp bà mang tới đây:

“Trước hội nghị với các đại diện của các nước Đông Nam Á và báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo-Tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt, tôi đã trình bày về vấn đề oan sai của Ân Đàn Đại Đạo ở Việt Nam với 24 người đang bị giam cầm hiện nay chỉ vì hoạt động tôn giáo và thể hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình. Hiện tại ở Việt Nam có nhiều chùa chiền, nhà nước vẫn cho mở các nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo nhưng thật sự đó chỉ là hình thức. Còn bên trong họ vẫn có một sự ép buộc. Họ lập nên những tổ chức tôn giáo quốc doanh buộc phải theo để nhà nước quản lý dễ dàng hơn. Riêng đối với Ân Đàn Đại Đạo, chúng tôi đã hoạt động từ năm 1969. Sau 1975, họ bắt bớ sách nhiễu chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn hoạt động, tới năm 2012 họ lại tiếp tục bắt bớ thêm lần nữa và nói chúng tôi là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Đó là một trong những biểu hiện vi phạm điều luật 18 và 19 mà Việt Nam đã ký với quốc tế. Tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền phổ quát, không phải được cho phép mới được thực hiện quyền đó. Họ bắt phải đăng ký hoạt động tôn giáo thì không đúng với luật quốc tế về tín ngưỡng tôn giáo.”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo-Tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeld.
          Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo-Tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeld.

Trong cuộc phỏng vấn ngắn với chúng tôi trước khi mở họp báo tại Câu lạc bộ ký giả nước ngoài ở Thái Lan chiều tối nay, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo-Tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeld, nhận xét tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam không thấy có biến chuyển tích cực.

“Kể từ cuộc họp ở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đầu năm tới nay, tình hình ở Việt Nam không thay đổi gì tích cực hơn. Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng đặc biệt đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập không thuộc nhà nước, dùng luật lệ đặt các tổ chức và sinh hoạt tôn giáo dưới sự kiểm soát, quản lý nghiêm ngặt của nhà cầm quyền.”

Cuối tháng 7 năm ngoái, ông Bielefeld từng sang Việt Nam để tìm hiểu thực tế nhưng ông cho biết đã bị cản trở rất nhiều, không tiếp cận được một số nhà hoạt động, lịch trình làm việc và các cuộc gặp bị quấy nhiễu.

Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng đặc biệt đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập không thuộc nhà nước, dùng luật lệ đặt các tổ chức và sinh hoạt tôn giáo dưới sự kiểm soát, quản lý nghiêm ngặt của nhà cầm quyền.”
  Báo cáo viên đặc biệt của LHQ Tự do Tôn giáo-Tín ngưỡng, Heiner Bielefeld.

Đáp câu hỏi liệu ông sẽ có thêm các chuyến thực tế sang Việt Nam trong tương lai, đặc phái viên Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo nói sẽ không có cơ hội đó vì nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép ông trở lại sau những tố cáo của ông từ chuyến đi trước.

Đại diện giáo phái Ân Đàn Đại Đạo kỳ vọng hội nghị ở Bangkok về tự do tôn giáo khu vực sẽ góp phần đưa đến những hành động cụ thể giúp mở rộng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.

 Bà Bùi Ngọc Diện:

“ Tôi nghĩ nó sẽ có tác động trực tiếp tới sự nhìn nhận và xem xét của chính quyền Việt Nam một cách đúng đắn, trả lại tự do cho chúng tôi cũng như quyền được tự do tín ngưỡng tôn giáo.”

Điều 70 Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tuy nhiên, các cơ sở thờ tự và những nơi sinh hoạt đạo không được nhà nước cấp giấy phép bị đập phá hoặc tín đồ bị sách nhiễu, bắt bớ không phải là những cáo giác hiếm thấy tại Việt Nam.  

Giới bảo vệ nhân quyền nói mặc dù Hiến pháp công nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân, nhưng trên thực tế quyền này không được đảm bảo khi mà mọi sinh hoạt tôn giáo phải nằm dưới sự quản lý của nhà nước và Hà Nội không công nhận các tổ chức tôn giáo độc lập.

Hà Nội nói đảng và nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tạo điều kiện phát triển tự do tôn giáo nhưng việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Trà Mi

(VOA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét