Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Vì sao Trung Quốc không tham gia TPP?

TPP tự do và cởi mở hơn cả WTO. (Ảnh: Internet)
                                         TPP tự do và cởi mở hơn cả WTO. (Ảnh: Internet)

Gần đây kinh tế thế giới đang có những biến động rất lớn, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới hàng mấy chục năm về sau, một vài quốc gia trên thế giới đã thành lập một tổ chức mới mang tên, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Vào tháng 5/2005, Brunei, Chile, New Zealand, Singapore 4 nước này đã thành lập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với mục đích là giữa các thành viên với nhau sẽ cam kết được hưởng ưu đãi và tăng cường hợp tác đối với hàng hóa mậu dịch, phục vụ mậu dịch, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư… Tròn một năm sau 5/2006 TPP chính thức có hiệu lực.

Sau đó Mỹ, Úc, Canada đều lần lượt gia nhập TPP, hiện tại TPP đã có tổng cộng 12 quốc gia thành viên. Tổng sản lượng quốc gia (GNP) của 12 quốc gia thành viên này chiếm 40% trong tỷ trọng nền kinh tế thế giới. Ngày 5/10, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước TPP đã kết thúc thành công. Ngoài ra còn có Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và EU, hai tổ chức này đã chiếm đến 70% kim nghạch thương mại toàn cầu, và đều không có sự tham gia của Trung Quốc.

TPP và TTIP, hai tổ chức này trên thực tế là một hình thức khác để thay thế WTO, nó tự do và cởi mở hơn WTO. Trong đó có một điều khoản yêu cầu là thuế xuất bằng 0, điều đó được coi như một tuyên bố rằng, WTO đã tan rã, vì theo đó chi phi mậu dịch sẽ hạ xuống rất thấp.

TPP khi mới được thành lập chỉ là một tổ chức kinh tế rất bé, và không gây sự chú ý đối với các quốc gia khác. Nhưng qua một vài năm đã chứng minh được rằng, sự phán đoán của Singapore và các nước khác là hoàn toàn đúng đắn.

Quay lại từ năm 2001, khi đó đàm phán WTO của Trung Quốc và Mỹ lâm vào bế tắc, Mỹ chuẩn bị từ bỏ đàm phán, thì thủ tướng Chu Dung Cơ đích thân đi đàm phán. Trước đó những điều khoản không được chấp nhận, thì đều được ông Chu Dung Cơ đáp ứng. Chủ yếu là mở cửa đối với nông nghiệp, ô tô, tài chính và lĩnh vực khám chữa bệnh… Đương nhiên Mỹ đã cho Trung Quốc thời hạn bảo hộ là 6 năm, và yêu cầu dần dần mở cửa.

Dựa theo hiệp định này, mậu dịch Trung – Mỹ không thể xuất hiện tình trạng thặng dư thương mại quá nghiêm trọng. Tuy nhiên thông qua dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thì hoàn toàn không phải như thế. Ví như, vào 13/1/2015 người phát ngôn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, năm 2014 Trung Quốc xuất nhập khẩu với tổng giá trị đạt 26.430 nghìn tỷ nhân dân tệ, Thặng dư thương mại là 2.350 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng thêm 45.9%.

Cuối cùng, đến khi hết thời hạn bảo hộ, các dịch vụ tài chính và khám chữa bệnh của Mỹ không một cái nào lọt vào được thị trường Trung Quốc, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người Mỹ. Mỹ đã kháng nghị lên Bộ Thương mại Trung Quốc. Bộ Thương mại sau khi thoái thác trong một thời gian dài đã tuyên bố tán thành ý kiến của Mỹ, sau đó gửi công văn xuống cho Tổng cục Hải quan. Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan đã tranh luận rất lâu, Tổng cục Hải quan cho rằng họ không vi phạm quy định. Cuối cùng Bộ Thương mại thông báo với Mỹ rằng, chúng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề.

Người Mỹ lúc đó mới hiểu ra: hóa ra bọn họ là cùng một ruột, không những không giám sát lẫn nhau, mà ngược lại họ thông đồng với nhau. Từ khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, luôn luôn có sự tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và các nước thành viên. Theo thống kê của WTO, trong vòng 10 năm trở lại đây WTO nhận được đơn khiếu nại về tranh chấp thương mại thì đều có liên quan đến Trung Quốc. Do đó Mỹ, châu Âu và các nước lớn đều cảm thấy khó mà chấp nhận được. Các điều khoản quy định của WTO đối với Trung Quốc chỉ là đống giấy lộn.

Đối với việc kết nạp Trung Quốc vào WTO, thì các quốc gia trong WTO có rất nhiều ý kiến bất đồng. Họ cho rằng, thông qua kinh nghiệm nhiều năm hợp tác với chính quyền Trung Quốc, thì việc kết nạp Trung Quốc vào WTO là một sai lầm lớn. Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn, ký kết rất nhiều hiệp ước, nhưng họ đều cho rằng những lời hứa của Trung Quốc là không thể tin tưởng. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc các quốc khác, suy xét thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế mới, và TPP đã ra đời.

TPP đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cấm trợ cấp thương mại… Và các điều khoản khác đều nghiêm nghặt hơn WTO. Đối với hệ thống tiền tệ và sự biến tướng đối với thể chế chính trị cũng có những yêu cầu riêng. Ví như, yêu cầu tự do chuyển đổi tiền tệ, đối với việc này thì đồng nhân dân tệ hoàn toàn không thể làm được, tỷ giá hối đoái của nhân dân tệ vẫn nằm trong tay của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Một thị trường tự do và cởi mở, đối với thể chế chính trị hiện tại của Trung Quốc thì khó càng thêm khó. Chỉ cần các việc như thể chế không thay đổi, thao túng tỷ giá, thao túng mời thầu những công trình trọng điểm, trợ cấp những khoản tiền lớn cho xí nghiệp nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thao túng giá các sản phẩm xuất khẩu…, mà vẫn còn tồn tại, thì các tổ chức trên thế giới rất khó để chấp nhận.

Theo Secretchina

Thiên Minh biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét