Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Tổng bí thư VN: Một trong hai người ‘’miền Nam’’ hay Nguyễn Phú Trọng sẽ ''tái nhiệm''? *

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Khả năng tái nhiệm

Ngày 15 tháng 9, nền chính trị khép kín của Việt Nam bất ngờ bùng nổ với sự ra mắt của một trang web dành riêng để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mười hai và đồng thời việc công bố dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch kinh tế Xã hội cho những năm 2016-2020.

Nhân dân Việt nam đã được phép góp ý kiến vào các văn bản dự thảo chính sách cho đến cuối tháng Mười.

Văn bản chính sách quan trọng thường được công bố trước kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị và Kế hoạch kinh tế xã hội 5 nămđã được công bố chín tháng trước đại hội đảng XI vào tháng Giêng năm 2011. Lần này chỉ có bốn tháng còn lại để hoàn tất việc chuẩn bị cho Đại hội XII dự kiến tháng 1 năm 2016.

Trước khi ra mắt của trang web và công bố các văn bản chính sách quan trọng, việc chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ mười hai của Việt Nam không tốt. Mặc dù việc lựa chọn lãnh đạo đã được thảo luận tại phiên họp toàn thể lần thứ mười một của Trung ương Đảng vào hồi tháng 5 đã không đưa ra được kết quả nào.

Các nhà quan sát tại Hà Nội cho hay rằng Ủy ban Trung ương được triệu tập lại vào tháng Mười để giải quyết bế tắc về lãnh đạo với một phiên họp kế tiếp được lên kế hoạch vào tháng Mười một nếu không thể đạt được sự đồng thuận.

Báo cáo truyền thông cho rằng có hai ứng cử viên chính cho các vị trí Tổng Bí thư đảng - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đối thủ lâu nay của ông - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Cả hai đều là người miền Nam. Vị trí lãnh đạo đảng truyền thống do một người miền Bắc đảm nhận.

Nếu Ủy ban Trung ương Đảng không thể đạt được sự đồng thuận có hai khả năng có thể xảy ra. Khả năng thứ nhất là cả hai ứng cử viên sẽ rút lui và rút ra khỏi chính trường đồng thời lãnh đạo đảng kế nhiệm sẽ được chọn từ một trong số các thành viên của Bộ Chính trị hiện nay có đủ điều kiện cho cuộc bầu cử tại Đại hội.

Khả năng thứ hai có thể xảy ra là nhà lãnh đạo đảng cầm quyền hiện tại Nguyễn Phú Trọng sẽ tái nhiệm và dọn đường cho lãnh đạo khác trước khi nhiệm kỳ năm năm của ông kết thúc. Giải pháp này sẽ phản ánh các quyết định của đại hội đảng thứ tám vào năm 1996 khi bổ nhiệm lại ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư Đảng khi được biết ông sẽ từ chức trước giữa nhiệm kỳ.Ông Lê Khả Phiêu đã thay thế cho ông Đỗ Mười vào cuối năm 1997.

Gió Bắc?

Khi Việt Nam bước vào đợt sinh hoạt chính trị trước đại hội đảng, các sự kiện hiện tại là chủ đề nghiên cứu của các nhà quan sát chính trị để nhằm phân biệt gió đang thổi theo chiều nào. Năm nay cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Ví dụ khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi mừng ngày Quốc khánh Trung Quốc (được tổ chức sớm vào ngày 29 tháng 9 ) Việt Nam đã cử đại diện do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư , Bùi Quang Vinh đến dự.Ông Vinh không phải là một thành viên của Bộ Chính trị và dự kiến sẽ nghỉ hưu sau Đại hội Đảng lần thứ mười hai. Có tin đồn đoán tại Hà Nội là tại sao một viên chức tương đối “thấp cấp” như vậy lại đại diện cho Chính phủ Việt Nam.

Ngày 30 tháng 9, một ngày sau buổi chiêu đãi, phương tiện truyền thông Việt nam tường trình rằng ông Hà Huy Hoàng, một cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao và một cựu phóng viên Tuần báo Việt Nam và Thế Giới, đã bị bắt và kết án do làm gián điệp cho Trung Quốc. Ông Hoàng đã bị kết án sáu năm tù giam.

Báo chí tường thuật về trường hợp gián điệp liên quan đến công dân Việt Nam là cực kỳ hiếm. Điều này dẫn đến suy đoán về thời điểm của phiên toà và ai đã cho phép phương tiện truyền thông tường trình. Sự suy đoán đã tăng lên khi báo Tuổi Trẻ, VnExpress và các phương tiện truyền thông khác đã gỡ bỏ các bài báo của họ trên các trang mạng ngay vào buổi chiều của ngày đăng tin. Sự suy đoán giờ đây lại quay sang ai là người đã ra lệnh rằng gỡ bỏ các tin này và tại sao.

Thời điểm xét xử hoạt động gián điệp diễn ra ở giữa cuộc tranh giành của giới tinh hoa chính trị Việt Nam khi đại hội đảng lần thứ mười hai đang đến gần. Rõ ràng là có một vấn đề cốt lõi mà Việt Nam chưa được giải quyết được là làm thế nào để quản lý các mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị không đưa ra gợi ý về định hướng chính sách trong tương lai về câu hỏi khó chịu này.

Rõ ràng là một số yếu tố của các tinh hoa chính trị của Việt Nam đã phê duyệt việc phương tiện truyền thông tường trình sự việc liên quan đến hoạt động gián điệp Trung Quốc và một công dân Việt nam. Sự phát triển này theo sát việc báo đăng việc Trung Quốc đã được phép đặt Tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.

Việc công khai phiên tòa gián điệp, và quyết định hủy bỏ các tin tức liên quan là một dấu hiệu quan trọng về việc làm thế nào Việt Nam quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một chủ đề nóng hổi tại thời điểm này. Những người phản đối việc quá gần với Hoa Kỳ nhấn mạnh đến "mối đe dọa diễn biến hòa bình" là một mối đe dọa an ninh quốc gia. Họ nêu ra áp lực của Mỹ về nhân quyền và tự do tôn giáo như là một phần của mối đe dọa này.

Các cáo buộc về hoạt động gián điệp của Trung Quốc dấy lên sự e ngại rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và có thể được cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả của Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Các nhà quan sát tại Hà Nội đã nói với tờ The Diplomat rằng Trung Quốc đã thông báo các nhà lãnh đạo Việt Nam được lựa chọn rằng họ phản đối cao độ ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, người được xem là thân Mỹ.

Nguồn tin Việt nam cũng cho rằng Trung Quốc đã hé lộ tin rằng chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ hủy chuyến thăm dự kiến đến Việt Nam trong tháng này nếu Hà Nội không dập tắt các chỉ trích về hoạt xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc. Cùng nguồn tin trên tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ tiếp tục vì có quá nhiều điều đe dọa đối với Trung Quốc.

Hay gió Mỹ?

Những người muốn thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ nhấn mạnh những lợi thế kinh tế của các thành viên trong Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Nhóm này hiện đang chống lại tranh cãi về "mối đe dọa diễn biến hòa bình" bằng cách chỉ ra rằng hoạt động gián điệp của Trung Quốc là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia.

Nói cách khác, các mối đe dọa diễn biến hòa bình của Hoa Kỳ hiện đang được làm đối trọng với các mối đe dọa lật đổ Trung Quốc.

Quyết định công bố công khai xét xử gián điệp của Việt Nam cùng với việc trả tự do cho một số nhà bất đồng chính kiến trong những tháng gần đây, là dấu hiệu cho thấy có một sự thay đổi có thể có trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ .

Gần đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn báo chí rằng việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải. Cuộc phỏng vấn ông Sang đã được hãng tin AP ở New York thực hiện trong khi ông đang tham dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Nhận xét của ông Sang đã hướng đến cả khán giả quốc tế lẫn trong nước.Bài phát biểu của ông Sang tại New York có thể được xem như căn cứ chuẩn bị để làm tăng thêm quan hệ sâu sắc với Hoa Kỳ. Đồng thời, nhận xét của ông có thể được xem như là đánh bóng thông tin an ninh quốc gia của ông đối với trong nước.

Cần nhắc lại chuyến công du của ông Sang đến thăm Washington vào giữa năm 2013 và đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại Nhà Trắng. Sau các cuộc đàm phán, hai nhà lãnh đạo đã thông báo thỏa thuận của họ về một quan hệ đối tác toàn diện.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam - những người đã ủng hộ mối quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ cần một số các biểu hiện để cho thấy hành động của Việt Nam sẽ được đền đáp lại bằng việc thắng điểm từ các nhà phê bình trong nước. Đó là lý do tại sao ông Sang kêu gọi chấm dứt tất cả các giới hạn của Mỹ về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong cuộc phỏng vấn của ông New York. Ông Sang nhắc lại lời khẳng định của ông tại Washington một năm trước đây rằng Việt Nam sẽ cam kết với Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền.

Việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc, với đầy đủ cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sự hiện diện không quân và hải quân Trung Quốc, là động lực chính đằng sau những thúc đẩy cho một mối quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ.

Việt Nam dự kiến sẽ đón tiếp chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama trong tháng Mười và tháng Mười Một. Với viêc các nhà lãnh đạo hiện nay đang tranh giành ở Hà Nội cho mỗi một chuyến thăm lần này có thể được xem như là cuộc diễn tập riêng biệt cho hướng tương lai của Việt Nam.


Phương Thảo dịch

* Tựa đề do VNTB đặt

Tựa đề gốc: Việt nam và cả sự cân bằng quyền lực ở Châu Á đang thay đổi

(Việt Nam Thời Báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét