Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Nguyễn Cao Quyền - Đấu tranh cho chủ nghĩa Bao dung tại Trung Hoa Cộng Sản

Vụ sập cầu xảy vào lúc 3h30 sáng. Đúng lúc đó một chiếc xe tải hạng nặng đi ngang qua nên cả người và xe đều rơi sập xuống.


Trung quốc đã thay đổi trong hơn một phần tư thế kỷ qua, lớn lao nhất là những thay đổi tác động lên nền kinh tế của xứ này. Trong khi đó, hầu như chẳng có một sự thay đổi nào liên quan đến hệ thống chính trị, một thể chế độc tài độc đảng.

Đối với người dân Trung Quốc thì luồng đầu tư nước ngoài đổ vào đất nước này lại là một bi kịch trớ trêu, vì nó đã tiếp sức mạnh cho chính quyền đàn áp nhân dân. Hơn 900 triệu người dân nông thôn tiếp tục phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày để tồn tại. Hàng năm tại những nơi xa xôi hẻo lánh,150.000 vụ tự tử bằng thuốc độc đã thành công và 300.000 vụ khác thất bại. Sự nghèo đói và sự lam dụng quyền thế của các quan chức địa phương đã là những lý do của các bi kịch nói trên. Mọi cuộc phản kháng đều bị lực lượng vũ trang của chính phủ dập tắt.


Trước tình hình khó khăn đó, và trước môi trường đấu tranh cho nhân quyền thuận lợi như hiện nay, xã hội Trung Quốc đang chuyển hướng về phía Tư Do bằng những bước đi chậm chạp. Xin qúy độc giả theo dõi những đoạn viết tiếp theo.

Chủ nghĩa tự do đã trở lại

“Mùa xuân Bấc Kinh” là tên gọi hai giai đọan đấu tranh cho tự do xảy ra tại Trung Quốc tương tự như “Muà Xuân Praha” xảy ra tại Tiệp Khắc năm 1968. Mủa Xuân Bắc Kinh lần thứ nhất xảy ra trong hai năm 1977-1978 sau khi Mao Trạch Đông qua đời. Mùa Xuân Bắc Kinh lần thứ hai xảy ra trong hai năm 1997-1998 sau khi Đặng Tiểu Bình tạ thế. Trong cả hai thời gian ngắn ngủi này, dân chúng đã được hưởng một không khí chính trị tương đối cởi mở để phê phán chính quyền.

Lần thứ nhất họ phê phán những lỗi lầm nghiêm trọng mà chính quyền đã phạm trong Cách Mạng Văn Hóa. Lần thứ hai, họ đăng ký thành lập Đảng Dân Chủ Trung Quốc. Cả hai giai đọan đều chấm dứt bằng những cuộc đàn áp khốc liệt các nhà hoạt động đối lập, đặc biệt là đối với các thành phần của Đảng Dân Chủ.

Trong Mùa Xuân Bắc Kinh lần thứ hai các nhà đấu tranh đưa ra hai đề xuất. Thứ nhất, thực hiện một số cải cách chính trị căn bản. Thứ hai, nghiên cứu thay thế chế độ hiện hữu bằng thể chế Tự Do.

Đòi hỏi thứ nhất bị bóp chết ngay tức khắc, trong khi đòi hỏi thứ hai đã gây một tiếng vang kéo dài đến ngày nay. Trước phản ứng của chính quyền, các tác gỉa cùa đề xuất thứ hai nói : “chủ nghĩa Tự Do đã trở lại Trung Quốc sau 40 năm vắng bóng”. Báo chí Tây Phương thì cho rằng chủ nghĩa Tự Do tại Trung Quốc là phó sản của kinh tế thị trường áp dụng tại xứ này.

Lịch sứ cận đại của tư tưởng Tư Do tại Trung Quốc

Nhìn vào lịch sử cận đại, ta thấy tư tưởng Tự Do đã có từ thời Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, trước khi Mao Trạch Đông làm chủ toàn cõi Trung Hoa năm 1949. Tư tưởng đó trỗi dậy sau cuộc tthảm sát Thiên An Môn 1989, vì ý thức hệ cộng sản đã phai nhạt, chế độ độc trị đã lỗi thời và tàn lụi. Sự trở lại đó xuất hiện dưới dạng một tầng lớp trí thức học cao hiểu rộng dấn thân đấu tranh cho một “xã hội Tư Do điều hành bởi một nhà nước có tinh thần trách nhiệm”.

Xã hội Trung Quốc bây giờ đã thay đổi. Kinh tế thị trường đang phát triển trong khi chế độ độc trị Stalinít ̣đang lột xác để chỉ còn giữ lại một hình thái độc tài độc đảng. Kinh tế phát triển đã tạo nên một tầng lớp trung lưu giàu có và yêu chuộng tự do. Ý thức hệ Mác Xít tuy còn là chỗ dựa của Đảng nhưng đã biến mất khỏi thực tế của xã hội.

Giai cấp trung lưu mỗi ngày thêm lớn mạnh khi khoảng cách giữa ý thức hệ lỗi thời và kinh tế thị trường được xác định. Xã hội dân sự, với các tổ chức phi chính phủ không được phép, trở thành rõ nét.

Ấn phẩm dân chủ nhập cảng lậu ào ào đổ vào thị trường quốc nội. Hơn 20.000 bản dịch cuốn The Constitution of Liberty của Von Hayek được tiêu thụ trong nháy mắt, và nhu cầu tái bản đòi hỏi phải xúc tiến không chậm trễ. Tư tưởng tự do lan toả khắp nơi.

Trước khi có chính sách “mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, tầng lớp trí thức Trung Quốc quẩn quanh trong không gian thu hẹp của ý thức hệ cộng sản lỗi thời. Sau thời “mở cửa” hàng ngũ dân chủ đấu tranh lớn mạnh dần và chia làm hai nhóm : nhóm Dân Chủ và nhóm Mác Xít Nhân Bản.

Nhóm Dân Chủ tìm thấy ở Chủ Nghĩa Tự Do (liberalism) một phương pháp đấu tranh mới và họ đã biến chũ nghĩa này thành hành động. Trong nhận định của họ, chủ nghĩa tự do đích thực là sát tinh của chế độ độc trị và là thần dược chữa bệnh độc tài. Vào lúc này họ cố gắng không để lỡ chuyến tàu lịch sử thêm lần nữa như trước đâ họ đã không theo kịp làn sóng dân chủ hóa thứ ba của nhân loại.


Economic Bubble


Phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa tự do đã xuất hiện tại Trung Quốc trước khi Mao Trạch Đông cướp chính quyền năm 1949, nhưng không thành công vì đã phạm lỗi lầm mà giờ đây cần xét lại.

Thời bấy giờ, “chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển” (Classical Liberalism) chưa phải là thứ mà các nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa áp dụng. Họ mới chí biết tới thuyết Tự Do mang tính xã hội của John Dewey và Harold Lasky. Vì chạy theo thuyết này nên họ đã không quan tâm đến kinh tế thị trường, quyền tư hữu và tự do kinh doanh là những mục tiêu cốt yếu cần ưu tiên thực hiện. Thay vì trông gương Cách Mạng Hoa Kỳ năm 1786 họ đã chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.

Rất may trong hiện tại họ đã quay về với “chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển” của John Locke, Adam Smith, David Hume, Montesquieu, Von Hayek… Nói khác, ngày nay họ đã phân biệt được rõ ràng nội dung của hai thuật nghữ Dân Chủ và Tự Do.

Chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển hiện nay đang phát riển mạnh mẽ tại Hoa Lục với những nét đặc trưng như tự do kinh tế, tự do tư hữu, chủ nghĩa pháp trị, chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa bao dung và sự hạn chế quyền lực nhà nước. Đó là mốt số giá trị căn bản của tự do cần được tiến hành trong đấu tranh, đồng bộ với các giá trị dân chủ khác.

Tại Trung Quốc hiện nay những tác phẩm nổi tiếng cùa Von Hayek như The Road To Serfdom, The Constitution Of Liberty, The Fatal Conceit .. đã được dịch sang tiếng Trung Hoa và phổ biến khắp nơi. Giáo sư và sinh viên đại học Bắc Kinh đã lập ra một nhóm lấy tên là Austrian Group gồm toàn đệ tử của Triedrich Von Hayek.

Thực tế của Tự Do tại Trung Quốc hiện nay

Mặc dầu văn hóa Trung Quốc rất đối lập với ý niệm Tự Do, nhưng trong thực tế đời sống, người Trung Hoa không bao giờ chấp nhận tài sản của họ có thể bị tịch thu một cách tùy tiện bởi chính quyền . Họ cũng không chấp nhận bị tước đoạt các quyền tự do lập ngôn, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

Họ phản đối mạnh mẽ mỗi khi bị buộc tội phản nghịch chỉ vì muốn đóng góp ý kiến vào những quyết định chung cho cả nước. Họ phản đối vì những việc đó trái với khát vọng tự do là khát vọng chung của loài người. Cho nên phải tin tưởng là tự do sẽ thắng thế tại xứ này. Trung Quốc không thể là ngoại lệ vì tự do mang tính phổ quát.

Ngoài thực tế nói trên, hiện nay Tung Quốc còn bị chi phối bởi một định luật khác là tự do đương nhiên đi đôi với kinh tế thị trường. Vậy nếu kinh tế thị trường không thể thay đổi thì tự do cũng không thể nào dập tắt. Nói khác, nếu kinh tế thị trường đã trở thành bắc buộc thỉ tự do cũng không thể nào chờ đợi lâu hơn được nữa.

Những nhà đấu tranh cho tự do tại Hoa Lục đang theo đuổi chiến lược của họ. Thay vì đọ sức với chính quyền để nắm chắc thất bại, họ quay sang uốn nắn đám đông. Cương lĩnh đấu tranh mới của họ là chính quyền phải đơn giản hóa phần lớn sự cồng kềnh không cần thiết của bộ máy nhà nước khi kinh tế hoạch định đã bị hủy bỏ. Việc làm này cần thiết để chuyển gánh nặng thuế khóa sang chăm lo phúc lợi của toàn dân. Cần thiết hơn nữa là để chính quyền làm quen với tinh thần trách nhiệm thay vì cứ giữ thói quen ra lệnh vô trách nhiệm từ thượng tầng quyền lực.

Trước sự tấn công của phe tự do, phe bảo thủ ra sức nhập cảng nhiều chủ nghĩa mới làm đối trọng tư tưởng, như chủ nghĩa Tân Mác Xít (Neo-Marxism) hay chủ nhĩa Dân Túy (Populism)… Tuy nhiên các chủ nghĩa mới này tỏ ra xa lạ và khó hiểu nên quần chúng tiếp tục ủng hộ những đấu tranh thiết thực hơn đến từ chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển như tự do tư hữu, tự do kinh doanh và những tự do truyền thống khác.

Với nỗ lực đấu tranh kiên trì, người dân Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và quyền tư hữu, ủng hộ tăng quyền của cơ quan lập pháp, thực thi độc lập của ngành tư pháp, kiểm soát quân đội và ngành cảnh sát, xây dựng xã hội dân sự, tạo điều kiện và nới rộng sự tham gia của người dân vào những quyết định liên quan đến ích lợi chung.

China’s economy is not collapsing


Đấu tranh cho một sự bao dung của xã hội

Trung Quốc là một nước đông dân với một nền văn hóa vô cùng phức tạp. Đành rằng nền văn hóa này cũng có một vài dấu tích về dân chủ, nhưng trọng lượng của di sản văn hóa đó lúc nào cũng đè nặng lên xã hội và không chịu buông tha ngay cả khi nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới. Điều này là một trở ngại cho dân tộc và đất nước Trung Hoa trên con đường xây dựng dân chủ và phát triển.

Trong khi chờ đợi một thay đổi lớn, dân chúng Hoa Lục tiếp tục đấu tranh cho một sự “bao dung” của xã hội. Họ tin tưởng vào kết quả của nỗ lực đấu tranh này vì chỉ với đôi chút bao dung, dân chúng đã được hưởng gần ba thập kỷ ổn định để phát triển. Cho nên để thúc đẩy bao dung họ đã hành động theo nhiều cách.

Đầu tiên, họ đã xác lập điều này trong luật học và coi đó là tấm gương cho thiên hạ soi chung. Họ quan niệm giáo dục cần được chú trọng hơn trừng phạt. Sự trừng phạt chỉ được dùng như công cụ phù trợ. Hiện tại, con số phạm nhân bị sử tử hình hàng năm ở Trung Quốc là vào khoảng 10.000 ngưới. Xã hội phải chịu nhận một số trách nhiệm vì đã không có một sự giáo dục thỏa đáng. Ngưới Trung Quốc là một dân tộc khoan dung nhưng Cách Mạng Văn Hóa đã tiêu diệt truyền thống tốt đẹp đó. Phải giảm thiểu tối đa các vụ án tử hình để đi đến chỗ từ bỏ hẳn hình phạt dã man này.

Tiếp theo họ đã đòi hỏi phải cải thiện nhiều hơn trong cách đối xử với tù nhân chính trị. Trong lãnh vực này, thứ nhất, họ đòi hỏi phải loại bỏ tội “phản cách mạng” mà họ coi là một khái niệm rất mơ hồ. Thứ hai, họ đòi hỏi phải từ bỏ hình phạt “tử hình”kể từ khi “mở cửa”. Thứ ba, họ đòi hỏi phải tôn trọng lý thuyết : không được trừng phạt những người phản kháng chính trị.

Thay án tử hình bằng một án tù là một bước cải thiện. Đổi án tù dài hạn thành án tù ngắn hạn là một bước tiến thứ hai. Và nếu Đảng CSTQ tuyên bố ân xá cho các tù nhân chính trị thì tính chính đáng của Đảng sẽ được nâng cao, vị thế quốc tế của Đảng sẽ tăng lên và một bầu không khí thông cảm và thân thiện hơn sẽ được tạo ra cho các thảo luận chính trị trong nước và ngoài nước.

Dân chủ hóa là một quá trình học tập triền miên đối với tất cả mọi người, chính phủ cũng như nhân dân. Chỉ có tinh thần “bao dung” mới có thể liên kết họ đươc với nhau và tạo ra sự ổn định cho phát triển. Sự thành công hay thất bại trong công cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa Tự Do sẽ ảnh hưởng đến bản chất hiếu hòa hay hiếu chiến của Trung Quốc trong tương lai. Lúc này là lúc cộng đồng thế giới phải tạo áp lực mạnh mẽ để lái toàn khối Hoa Lục vào con đượng Tự Do của nền văn minh dân chủ.

NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 10 năm 2015

(Việt Thức)

Đòn kinh tế của Mỹ đánh vào Nga và Tàu



Tin tức trong hai tuần qua kể từ đầu tháng 9-2015 cho thấy trước tình hình Nga đem quân và trang bị vào Syria gây ra cuộc chiến tranh lạnh mới: Dựng ba dàn Radar tầm xa tại Latakia, Baniyans và Tartuc hầu lật ngược thế cờ tại Trung Đông. Và trước hiểm họa của Trung Cộng xây các căn cứ bành trướng và đe dọa tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, và vùng Á châu Thái Bình Dương, Mỹ đã ra tay về cả Quân Sự, Kinh Tế, và Chính Trị, mà mạnh nhất và hiệu quả nhất là các đòn Kinh Tế.

Về Kinh Tế:

Khi Nga chủ trương chiến tranh lạnh trong thế kỷ 21 thì Mỹ chủ trương một chiến tranh về kinh tế mới chống lại cả Nga và Tầu. Khi lệnh gỡ bỏ cấm vận của Mỹ với Iran hình thành, Iran sẽ cung cấp 100% dầu hỏa và khí đốt cho Châu Âu. Nga sẽ mất độc quyền cung cấp dầu khí cho Châu Âu và 80% kinh tế Nga vì sống nhờ vào bán dầu khí cho Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Yếu huyệt của Nga là sống còn nhờ bán dầu khí cho Châu Âu. Mỹ sẽ triệt hạ kinh tế Nga bằng cách gia tăng tối đa khai thác dầu khí kể cả bằng phương pháp Shale. Mỹ và Ả Rập Xê Út gia tăng mỗi ngày 10 triệu thùng làm cho giá dầu hỏa từ $120/thùng xuống còn $39.80. Kinh tế Nga coi như bị cào bằng với giá dầu tụt xuống chỉ còn 1/3. Theo các nguồn tin trong hai tuần qua, trừ phi Nga nhả bán đảo Crimea và vùng phía Đông của Ukraine mà quân ly khai thân Nga đã chiếm đóng thì Mỹ mới nới tay với đòn dầu hỏa này.

Mỹ cũng sẽ ngăn cản Iran không bán dầu khí cho Trung Cộng. Hiện nay kỹ nghệ nặng TC vẫn nhờ vào dầu khí của Iran. TC đang rối lọan vì cả bốn thị trường chứng khóan tại Bắc Kinh, Thẩn Quyến, Thượng Hải và Hồng Kông đều sụp đổ không cứu vãn được. Đồng nhân dân tệ từ 1 đồng ăn 14 cents USD chỉ còn ăn có 6 cents. Khỏang 200 triệu dân Hoa Lục chơi stocks phút chốc tan tành cơ nghiệp, đua nhau tự tử. Dân Tầu có tiền phải đem vàng kim cương ra bán với giá rẻ mạt. Trong khi đồng USD mà cả Nga lẫn Tầu âm mưu triệt hạ lại lên giá trên nhiều lục địa khắp thế giới.

Xi Jinping and last week Putin stated their support for Argentina's Falklands claim and resumption of dialogue


Về Chính Trị:

Nếu Mỹ nắm được Iran, TT Assad của Syria có thể bị lật đổ ngay tức khắc (đang được Nga yểm trợ), Syria sẽ hòa bình, Nhà Nước Hồi Giáo ISIS sẽ tan, trên 4 triệu dân Syria sẽ hồi hương và tránh cho Châu Âu bị tràn ngập bởi người tỵ nạn từ Syria qua. Europe đang lo ngại mùa Đông sắp đến và cần sưởi ấm và định cư cho trên 4 triệu dân tỵ nạn sẽ trở thành một vấn nạn.

Quan hệ Ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington đã trở nên băng giá từ năm 2010 khi BK từng tuyên bố ngang ngược là sẽ hạ bệ đồng USD và thay bằng tiền tệ mà TC quy định, và sẽ đánh sập nền kinh tế Mỹ, đã làm cho Hoa Thịnh Đốn nổi giận. Nhiều nguồn tin cho biết 4 trung tâm thị trường chứng khóan tại Hoa Lục bị sụp đổ là có bàn tay của Wall Street. Bắt đầu xâm nhập từ Hồng Kông và lan qua ba thị trường Stocks kia. Âm mưu của TC đánh phá Mỹ bằng kinh tế đã tan ra mây khói, ngược lại còn bị tan hoang khi thị trường Stocks bị sụp đổ gây ảnh hưởng dây chuyền qua quân sự. Oct., 2015 Tập Cận Bình dự tính chuyến công du qua Mỹ để tìm cách gỡ Bắc Kinh ra khỏi đòn kinh tế này nhưng hiện nay có nhiều áp lực với chính phủ TT Obama để hủy bỏ cuộc công du này của họ Tập. Đó là ác giả ác báo vậy.



Về Quân Sự:

Vì Nga đang âm mưu nắm chặt TT Assad trong tay, đưa quân trang bị vào Syria làm tăng thêm di dân tỵ nạn qua Châu Âu, và đang âm mưu thôn tính Ukraine để chiếm vựa lúa này, Mỹ đã phải dùng đòn kinh tế để triệt hạ tiềm năng quân sự của Nga, Nếu mất thị trường bán dầu khí cho Châu Âu, Nga sẽ mất tiềm năng kinh tế. Nga đang lo ngại Ukraine sẽ gia nhập vào Nato và điều này chắc chắn sẽ xẩy ra trong tương lai sắp đến, Nga sẽ nguy ngập nếu Ukraine gia nhập Nato. Mỹ đang bố trí lực lượng quân sự hải lục không quân, qua Nato, ngay chung quanh 4 phía thủ đô Kiev của Ukraine, chỉ cách xa thủ đô Mạc Tư Khoa khoảng 500km, có nguy cơ sẽ đem chiến tranh vào ngay trong nội địa Nga.

Để đối phó với TC tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, chính quyền TT Obama tuyên bố đứng sau lưng các đồng minh HK (kể cả CSVN) chống lại các âm mưu bành trướng và thôn tính của TC đi ngược với công pháp quốc tế về biển. HK không đứng về phe nào trong các tranh chấp này với điều kiện các tranh chấp phải được giải quyết theo công pháp QT. Ngũ Giác Đài của Mỹ đã nắm được toàn bộ kế họach quân sự của TC dự tính bành trướng xuống tận Úc Châu, Mã Lai, Singapore, nên đã bật đèn xanh cho Phòng Vệ Nhật Bản trở thành Quân Đội hùng mạnh có quyền đem quân ra nước ngoài chiến đấu. Hoa Kỳ ký kết thỏa hiệp an ninh hỗ tương quốc phòng với các quốc gia: Nhật bản, Ấn Độ, Úc, Pháp, Indonesia, Malaysia, Phi, Singapore,Thái Lan và cả CSVN. Tháng 8/2015, qua một thỏa hiệp an ninh quốc phòng đã được ký kết với CSVN, Nhật Bản có quyền gửi quân viễn chinh tham gia chiến trường tại Đông Dương nếu ba nước này bị TC xâm lược.

Để phô trương lực lượng, Mỹ đã chuyển 3 hạm đội 4, 5 và 7, một số đơn vị trong 5 sư đòan TQLC, 2 sư đòan oanh tạc cơ chiến lược trang bị hỏa tiễn Cruise mang 8 đầu đạn nguyên tử, 8 tầu ngầm nguyên tử chở hỏa tiễn Cruise liên lục địa, 3 hạm đội tàng hình, 4 sư đòan KQ chiến đấu vào 10 căn cứ hải không quân trên đất Phi, 4 căn cứ trên lãnh thổ Nhật, 3 căn cứ tại Đại Hàn, 2 căn cứ KQ tại M4 Lai, 4 căn cứ HQ và KQ tại Úc và một căn cứ tại Singapore.

Phạm Gia Đại

(Tóm lược từ New York Times, Guardians (Hong Kong), Reuter, Alazazeera, Kyodo, Morning Stars, AFP, Bloomberg và RFI).

(Việt Thức)

Diễn thuyết của một giáo sư y khoa khiến toàn hội trường im phăng phắc

Bài diễn thuyết sâu sắc của một vị giáo sư đã phản ánh đúng thực trạng đáng báo động của y khoa hiện nay khiến cả hội trường với hơn 300 người nghe phải tĩnh lặng.

y khoa, nhân văn, im lặng, hội trường, Hội nghị, diễn thuyết, chữa bệnh, bệnh viện, Bài chọn lọc, bac si,
                                 Giáo sư Viên Chung diễn thuyết tại hội nghị. (Ảnh: Internet)

Trong “Hội nghị quốc tế thường niên về quản lý khoa lâm sàng”, giáo sư Viên Chung, Giám đốc nhà xuất bản đại học Y khoa Dung Hợp đã phát biểu chủ đề diễn thuyết mang tên “Bác sĩ làm việc thích ứng với văn hóa”. Ngữ điệu của ông bình thường nhưng lại chỉ ra những sai lầm khắp nơi, rất nhiều ví dụ làm cho người ta phải suy nghĩ sâu sắc; hội trường với hơn 300 người nghe đều lặng ngắt như tờ. Rốt cục, giáo sư Viên Chung đã nói đến những điều gì?

Dưới đây là toàn bộ bài diễn thuyết của ông:

Một người tìm anh xem bệnh, họ đem hết những việc riêng tư của mình nói cho anh biết, cởi hết quần áo cho anh kiểm tra, đem hết những thống khổ kể cho anh, đem cả sinh mệnh mà giao cho anh, những người này (bác sĩ) chỉ đứng thứ hai sau Thần, chứ không còn là một người bình thường.

Bởi vì có thương yêu mới có việc chữa bệnh và bệnh viện, nếu như sự yêu thương này mất đi thì không thể gọi là chữa bệnh mà nó trở thành giao dịch, một giao dịch sẽ không có sự tôn nghiêm.

Khi đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo”, “Cuộc sống số một”…, thì chúng ta có thể nói trắng ra rằng toàn bộ các nhánh sông đều đã bị ô nhiễm, không có con cá nào có thể thoát khỏi bị ô nhiễm, phương pháp xử lý ô nhiễm chỉ có thể là xử lý từ thượng du.

Thường xuyên có nhiều sinh viên hỏi tôi tính nhân văn của y khoa có chỗ lợi ích nào? Tôi muốn từ hai mặt mà nói, mặt thứ nhất là giá trị quan, mặt thứ hai là giá trị nhân văn. Giá trị quan là đạo, giá trị nhân văn là thuật.

Sự tôn nghiêm bên trong giá trị quan      

Đầu tiên, tôi muốn nói một chút về “đạo”. Hiện nay đã đến cuối năm rồi, rất nhiều bệnh viện đều sẽ mở đại hội tổng kết trong tháng này. Tôi có nghe qua một chút khi viện trưởng bệnh viện bắt đầu đại hội, ông nói: “Một năm đã qua, trải qua nỗ lực không ngừng của toàn thể công nhân viên chức bệnh viện, bệnh nhân nằm ở viện chúng ta tăng 20%, bệnh nhân ở phòng khám bệnh của chúng ta tăng 30%, thu nhập của chúng ta tăng thêm 10%”.

Thế đấy, những lời này có phải là có vấn đề gì không? Có thể các vị chủ nhiệm và các bác sĩ ngồi đây đều sẽ cảm thấy đây là một việc rất tự nhiên. Kỳ thực, tôi nói cho mọi người biết, những lời này không nên được nói ra từ một viện trưởng, mà phải là lời của nhà kinh doanh, viện trưởng chúng ta nên nói những điều gì? Điều chúng ta nên nói là: “Chúng ta đã chữa khỏi cho bao nhiêu người, chúng ta đã giúp được cho bao nhiêu người”.

Chúng ta đã quên mất cái gì gọi là bệnh viện, chẳng phải giá trị quan đã gặp bất trắc. Cũng có bác sĩ nói cho tôi biết, bản thân anh ta làm bác sĩ là để kiếm tiền. Điều này vốn không sai, nhưng tôi muốn nói cho các vị rằng, nếu chỉ muốn kiếm tiền thì đừng bao giờ làm bác sĩ. Có nhiều công việc trong xã hội này so với nghề bác sĩ vẫn kiếm được rất nhiều tiền, buôn bán bất động sản, khai thác mỏ, tài chính, IT… Thế nhưng, chỉ có hai nghề vừa kiếm ra tiền vừa được sự tôn nghiêm, một là bác sĩ, hai là giáo viên. Ở Nhật Bản, chỉ có hai nghề có thể được gọi là “tiên sinh”, đó chính là hai nghề này, bác sĩ và giáo viên.

Tôi có một người bạn, là trưởng phòng nghiên cứu khoa học bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, ông ta là người Tân Cương. Ông ấy từng kể cho tôi một chuyện, người Duy Ngô Nhĩ tin rằng con người khi chết đi có thể lên trời, nhưng không phải ai cũng có cơ hội lên trên đó mà phải trải qua thảo luận tập thể. Tham quan, công an xấu, trật tự đô thị xấu phải bị đọa xuống địa ngục; nhưng chỉ có hai nghề có thể lên trời mà chẳng cần bàn cãi nhiều, đó chính là nghề bác sĩ và giáo viên.

Điều gì gọi là tôn nghiêm? Tôi cũng là một bác sĩ, tôi cũng có nhận thức về điều này. Một người tìm tôi xem bệnh, đem hết những tâm tư thầm kín kể cho tôi nghe, cởi hết quần áo cho tôi kiểm tra, đem hết những thống khổ nói cho tôi biết, giao cả sinh mệnh cho tôi, loại người này chỉ xếp sau Thần mà thôi, không phải người bình thường. Nếu như bác sĩ không xem thật kỹ bệnh mà chỉ xem túi tiền của người bệnh, người bệnh sẽ hận các vị đến chết.

Cơ Đốc Giáo có hai điều rất quan trọng, một là quan niệm thần thánh, hai là tinh thần bác ái. Quan niệm thần thánh cho tôi biết bác sĩ là tập thể những người ưu tú. Hội trưởng Hiệp hội bác sĩ Trung Quốc là Trương Nhạn Linh từng nói với tôi, ông ấy đến Nhật Bản vào thập niên 90. Ở Nhật lúc đó có một người thường xuyên đến thăm hỏi các bác sĩ, điều này khiến tập thể bác sĩ Trung Quốc rất lấy làm lạ, “Chúng tôi không phải đoàn đại biểu chính trị, cũng không phải đoàn đại biểu kinh tế, cũng không phải đoàn đại biểu ngoại giao, chỉ là một nhóm bác sĩ”. Cuối cùng, người kia mới nói một câu “Tôi cả đời muốn làm bác sĩ, nhưng thi không đậu, thế nên tôi tôn kính bác sĩ”.

Chủ tịch bệnh viện Hòa Mục Gia, Bắc Kinh, Lý Bích Tinh, là người Do Thái, bà từng nói với tôi vì sao người Do Thái nhiều người thành công, thông minh hơn những người khác. Kỳ thực là vì người Do Thái có quan niệm thần thánh. Người Do Thái tin rằng họ là con dân của Thượng Đế, cho nên họ so với người khác càng nỗ lực, càng chăm chỉ, cũng càng dễ thành công.

Bác sĩ nếu có được quan niệm thần thánh, họ sẽ là những người ưu tú nhất, bất kể là ở phương diện nào, dù cho là thầy thuốc làng, họ cũng sẽ là những người ưu tú nhất nơi đó. Hai ngày trước, Đài Loan có một bác sĩ rất ưu tú là Kha Văn Triết, hiện đã thành thị trưởng thành phố Đài Bắc. Không chỉ là bác sĩ, ông còn là lãnh đạo, một bác sĩ giỏi không chỉ về kỹ thuật mà còn về nhân phẩm, nó giúp ông sự ủng hộ và tán thành của mọi người.

Tuy nhiên, ai ai trong chúng ta cũng biết, mấy năm nay xã hội chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Sinh viên y khoa Đại học Phục, Thượng Hải, đầu độc chết chính bạn học cùng ký túc xá, cậu ta đã nói một câu “Tôi là ‘cái xác người trống rỗng’, không có giá trị quan”.

Tôi không biết mọi người có từng nghĩ tới chưa, tại sao cậu ta là “cái xác người trống rỗng”? Suy nghĩ một chút mấy năm nay vẫn có một số sinh viên đại học giết người, như Mã Gia Tước, Dược Gia Hâm. Những năm nay chúng ta đã sáng tạo ra tài phú vật chất cực lớn, thế nhưng chúng ta đã sáng tạo được tài phú tinh thần chưa? Mọi người có thể để tay lên ngực tự hỏi lòng mình. Quốc gia chúng ta có rất nhiều mỹ đức truyền thống, lòng yêu nước, yêu quê hương, giảng hiếu tận, giảng cần kiệm, giảng lấy đức phục người, giảng thiên hạ công bằng, giảng tiết kiệm phục lễ, khắc kỉ phục lễ (lời của Khổng Tử: ước chế tự thân khôi phục lễ nghĩa), giảng lễ nghĩa nhân trí tín, thế nhưng dường như hiện nay chẳng ai giảng về điều này nữa.

Sự cứu rỗi của tinh thần nhân văn

Thư cục Trung Hoa vừa xuất bản hai cuốn tài liệu giảng dạy cơ sở văn hóa truyền thống Trung Hoa của Đài Loan. Các bạn Đài Loan của tôi đều cho tôi biết, họ từ nhỏ đều đọc “Luận ngữ”, còn chúng ta thì làm gì? Bài học đạo đức phẩm cách tư tưởng của chúng ta ở tập thể là “bịt tai lại mà đi trộm chuông”. Có giáo sư Bắc Đại nói rằng chúng ta mấy năm nay đều bồi dưỡng rất nhiều “người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo”, cái gì gọi là người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo? “Tinh xảo” là thông minh, “tư lợi” là mọi thứ đều lấy tự ngã làm trung tâm.

Chúng ta nên thật sự phản tỉnh lại, có một lần tôi và Sa Beining nói chuyện tại Vũ Hán, ông ta hỏi tôi “Ngành nghề chữa bệnh như thế nào?”. Tôi liền đáp lại: “Trước hết đừng nói ngành nghề chữa bệnh như thế nào, khi Đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối như “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo” “Life No.1”…, đã nói rõ toàn thể dòng sông đã bị ô nhiễm, không có con cá nào thoát khỏi ô nhiễm, cách xử lý ô nhiễm là xử lý từ thượng du. Tổng bí thư trung ương Đảng là ông Tập, hiện đang xử lý thượng du, dòng sông có lẽ rất nhanh sạch sẽ”.

Điều này kỳ thực là giá trị quan. Các vị đều là những chuyên gia lớn nắm giữ kỹ thuật tiên tiến các loại, có đầy người bản lĩnh có thể làm hai chuyện. Một là thấy việc nghĩa hăng hái làm, thấy việc bất bình ra tay tương trợ; hai là chặn đường cướp bóc. Làm tốt làm xấu, bản chất văn hóa trong nội tâm người ấy sẽ quyết định lựa chọn cuối cùng của mình.

Có vị bác sĩ cho tôi biết, ông ta trong ngày đầu tiên đi làm ở khoa tiêu hóa, mỗi ngày ít nhất phải hoàn thành chỉ tiêu là chữa bệnh được cho 1 người. Thế nhưng hôm đó ông ta cả ngày 1 bệnh nhân cũng không có, mà giờ tan ca sắp đến. Khi ấy, một nông dân bị bệnh tim mạch vì bị đeo sai số nhầm khoa và tìm đến. Do đó, ông đã làm trái lương tâm mà xem bệnh và kê thuốc cho người nông dân này. Khi bệnh nhân lấy thuốc rồi quay lại hỏi, ông ta cảm thấy nội tâm thật sự áy náy. Ông ta bèn bảo người nông dân này hãy tới lấy số lần nữa để đi khám tim mạch, người nông dân đó đột nhiên khóc ròng nói: “Tôi đã dùng hết tiền rồi”. Vị bác sĩ này sau khi đã bộc bạch chuyện của mình với đồng nghiệp, thì cảm giác xấu hổ cứ vây lấy tâm can, từ đó rời bỏ bệnh viện, không làm bác sĩ nữa.

Khi các viện trưởng, cán bộ cấp trên chế định chính sách, đừng bao giờ để bác sĩ chúng ta phải phải hi sinh sự lương thiện để đổi lấy quyền lợi chính đáng lúc đó. Vốn dĩ anh ta nên có tiền lương 1 vạn đồng nhưng chỉ phát cho anh ta 2.000, còn 8.000 đồng để anh ta tự mình kiếm lời; đây là hành vi gian ác.

Cái gì là chữa bệnh? Chữa bệnh khởi nguyên là một tấm lòng đồng cảm, con người quý ở chỗ có tâm đồng cảm, lòng thương xót. Vì chứng kiến thấy người khác bị đau khổ, chịu khổ chịu nạn mà mình cũng cảm thấy  thương xót mà giúp đỡ người ta, đây mới gọi là chữa bệnh. Cái gì là bệnh viện? Trong thời trung cổ, xã hội của Cơ Đốc giáo có rất nhiều người nghèo là ăn mày lang thang khắp nơi, không ai quản đến. Vì thế, họ đã bố trí một nơi để họ giảm bớt khổ cực, cuối cùng từ từ tạo thành bệnh viện. Bởi vì yêu thương mới có chữa bệnh và bệnh viện, nếu mất đi tinh thần này thì không thể gọi là bệnh viện, mà gọi là giao dịch, nó không có tôn nghiêm.

Chúng ta cơ hồ đem bệnh viện trở thành một cái xí nghiệp, nhóm lãnh đạo của chúng ta cả đám mở hội họp, điều thích nhất nói đến là “Bệnh viện chúng ta 500 triệu, bệnh viện chúng ta 800 triệu, bệnh viện chúng ta 900 triệu, bệnh viện chúng ta 1,2 tỷ, bệnh viện chúng ta 2 tỷ”. Tại sao chủ nhiệm khoa phụ sản bệnh viện Hiệp Hòa, Lang Cảnh, và viện sĩ nói rằng nhân viên phòng y tế mỗi tuần phải đọc một cuốn sách ngoài chuyên môn, chính là vì để mở rộng mặt tri thức. Bác sĩ chúng ta nên học được cách giao tiếp với người, chúng ta không thể chỉ học mỗi cách giao tiếp với bệnh tật.

“Có khi đi trị liệu, thường xuyên giúp đỡ, lại luôn là an ủi”, luôn là an ủi, thế nhưng chúng ta có năng lực an ủi không? Cái này hoàn toàn là nhân văn y học phải được bồi đắp. Chỗ khác biệt giữa bác sĩ Trung Quốc và bác sĩ Mỹ Quốc là ở chỗ nào? Bác sĩ Trung Quốc hiện nay kinh nghiệm lâm sàng vô cùng phong phú, chúng ta đã làm nhiều giải phẫu như thế. Thế nhưng so sánh bác sĩ Trung Quốc và Mỹ Quốc một chút, điều khác biệt ở chỗ “thương yêu”. Bác sĩ Mỹ Quốc làm bệnh nhân cảm nhận được tình yêu, bác sĩ Trung Quốc không làm được.

Không đủ tin tưởng khoa học kỹ thuật, đây là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa truyền thống dân tộc chúng ta. Toàn thế giới đại đa số dân tộc đều tin rằng con người chết rồi có thể luân hồi, có cuộc đời sau này. Thế nhưng dân tộc chúng ta muốn truy cầu trường sinh bất tử, thế nên chúng ta phát minh ra rất nhiều phương pháp trường sinh bất tử. Chúng ta tuyệt đối là một dân tộc không có sự chuẩn bị cho cái chết. Người Trung Quốc nào cũng có thể nhẫn chịu, mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn công việc, mâu thuẫn xã hội đều có thể nhẫn, thế nhưng khi đối mặt với cái chết thì không nhẫn chịu được. Chúng ta không có chuẩn bị, đối mặt với cái chết, phản ánh tâm lý đầu tiên là phẫn nộ và khiếp sợ. Do đó, văn hóa truyền thống của chúng ta quá cần tinh thần nhân văn y học.

Tôi nói một vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề làm thế nào để trở thành một người bác sĩ tốt. Thứ nhất, tôi không muốn nói mọi người ai cũng phải đi học Lôi Phong, học Bạch Cầu Ân, tôi chỉ cần nói cho các vị chuyên gia và lão sư, các vị nhất định phải nghĩ đến khi mình già rồi thì cũng sẽ rơi vào trong tay một bác sĩ nào đó. Các vị trước hết làm một bác sĩ tốt, học trò của các vị mới có thể là bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, vị bác sĩ này sẽ chăm sóc các vị. Hiện nay các vị không làm được một bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, học trò của các vị sẽ chiếu theo phương pháp của các vị mà trừng phạt các vị. Chúng ta không thể khiến học trò học Lôi Phong khi chính mình đang học theo Hòa Thân.

Thứ hai, vì con cái mà làm một người tốt. Rất nhiều việc, người Trung Quốc chỉ có vì con mới làm, vì con mới cải biến. Tôi từng giảng về vấn đề cai thuốc, tuy chúng ta học người nước ngoài trên hộp thuốc lá in hình đầu lâu và phổi đen, nhưng rất nhiều người căn bản sẽ không cai thuốc. Chúng ta dưới tình huống nào mới cai được? Chỉ có khi trên bao thuốc có viết “Hút thuốc sẽ khiến cho con của các bạn biến thành dị dạng”, tôi nghĩ người đọc câu đó nhất định sẽ cai.

Thứ ba, con người cả đời này vì cái gì mà đến đây? Nếu như có cơ hội đi trong sa mạc Tân Cương để quan sát 1 lần, nếu như có một vũng nước, thì nhất định phải trồng cỏ, có cỏ mới có dê bò, có dê bò mới có người. Giá trị của cỏ là vì để cho dê bò sống tốt, giá trị của dê bò là để cho con người sống tốt, giá trị của con người là khiến cho những sinh vật khác sống tốt. Xã hội này vì có bạn mới có thêm 1 phần tốt đẹp, đừng vì có bạn mà lại thêm lại một phần thống khổ hoặc bất hảo.

Theo sina.cn

(Tinh Hoa)

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Phú Quang: ‘Hà Nội là quê hương’

Nhạc sĩ Phú Quang
                                                                   Nhạc sĩ Phú Quang

Chương trình âm nhạc tuần trước, Cát Linh đã giới thiệu các bài hát về mùa thu Hà Nội, cảm nhận thời khắc đẹp nhất của mùa thu Hà Nội qua những bản nhạc được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ. Trong đó, có Phú Quang, người nhạc sĩ đã thốt lên rằng ở Việt Nam, không có nơi nào có mùa thu đẹp như ở Hà Nội. Hôm nay, xin mời quí vị theo dõi những chia sẽ của Phú Quang về triết lý sáng tác của mình, và hiểu vì sao Hà Nội là người tình muôn thưở trong nhạc phẩm của ông.

Hà Nội là quê hương


“Chiều đông sương giăng phố vắn

Hàng cây lặng câm, hát câu mặc trầm

Ta còn chờ ai, nhạt phai sắc nắng

Heo mây tan nhoà, bao giấc mơ xưa….” (Lãng đãng chiều đông Hà Nội)

Nhạc sĩ Phú Quang đến với âm nhạc rất sớm. Ông học nhạc từ năm 8 tuổi, và bắt đầu sáng tác từ năm 17 tuổi.

“Ngày xưa tôi rất thích thơ văn. Và tôi nghĩ là khi lớn lên tôi sẽ học chuyên về văn học, nhưng mình học nhạc năm 8 tuổi. Đó là cái nghiệp, nên sau này lớn lên thì mình làm nhạc sĩ. Hồi đó tôi cứ nói đùa với mọi người là cũng may là nhạc sĩ, chứ nếu là nhà văn thì bây giờ người ta cứ gọi là nhà văn trẻ.”

Có lẽ chính vì điều này mà khi nghe những ca khúc của Phú Quang, từ tên gọi cho đến ca từ, chúng ta có cảm giác như đang nghe những vần thơ nhảy múa trong giai điệu. Cả những hình ảnh ông nhắc đến trong nhạc phẩm, cũng đầy chất thơ, như cây bàng, mùi hoa sữa, như tiếng dương cầm, như góc phố đêm.

Thật ra, khi được hàn huyên với Phú Quang, mới hiểu được rằng, ông yêu Hà Nội đâu phải chỉ riêng vì mùa thu. Mà cái tình của ông dành cho Hà Nội là cái tình của một người dành cho quê hương của mình. Ông yêu Hà Nội, yêu cả 4 mùa mưa nắng, yêu mỗi “buổi chiều đông sương giăng phố vắng”, yêu “hàng cây lặng câm, hát câu mặc trầm.”

“Ngay từ đầu tiên khi sáng tác, tôi chủ trương nói về nhân văn, nói những vấn đề nhân văn thôi, về con người, về tình yêu thương. Nếu để ý thì các tác phẩm của tôi, kể cả nhạc không lời cũng đều xoay quanh chủ nghĩa nhân văn. Với tôi thì không có gì gần gũi hơn và không có gì là mới mẻ hơn là con người nữa, và tất cả những điều xảy ra trong cuộc đời.”

Có phải là chỉ có người Hà Nội mới yêu Hà Nội như thế và viết nhiều về Hà Nội như thế không? Câu trả lời của Phú Quang rằng ông không dám nói ông là người Hà Nội nếu xét theo quan điểm người Hà Nội phải được sinh ra tại Hà Nội.

“Viết nhiều về Hà Nội vì rất đơn giản thôi, tôi coi Hà Nội là quê hương của mình. Thì bao giờ, cả với tôi hay bất kỳ người nào viết về quê hương của mình đều rất triều mến và sâu sắc.”

Đối với ông, nếu đã là quê hương thì cho đến ngày cuối đời cũng vẫn nhớ, có thể là một dòng sông, một hàng dừa, một làng quê, một thành phố, cho dù có đi xa thì vẫn luôn nhớ về.

“Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ 
Tôi vội vã trở về 
Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen 
Dù chỉ là một chiều hương giăng lối cũ…” (Hà Nội ngày trở về)

Hạnh phúc từ những điều nhỏ bé

Người ta có thể tìm thấy trong ca khúc của Phú Quang tất cả những hình ảnh đơn giản nhất trong một nhịp đời bình thường nhất. Từ mùi hương hoa sữa, đến cây hoàng lan trên con đường vắng. Từ những cơn mưa rả rích cho đến cây bàng đặc trưng của Hà Nội. Hình như với Phú Quang, có phải ông luôn chủ ý sắp đặt cuộc đời này bằng tất cả những chủ thể bình dị nhất trong cuộc sống hay không?

“Tôi nghĩ thật ra trong cuộc đời này, giống như người ta lọc mãi để lấy ra 1 thứ tinh chất, thì cái điều giản dị cũng như một thứ tinh chất người ta đã lọc ra đến tận cùng rồi. thì điều giản dị tưởng thế thôi nhưng rất khó. Tất cả mọi điều trong cuộc đời này đến tận cùng của nó đều rất giản dị. Ngay cả tình yêu, những điều tốt đẹp, sâu xa đến lúc nhận ra thì hoá ra nó rất đơn giản. Cuộc đời giản dị lắm, chỉ có đúng và sai.”

“Dịu dàng hạt nắng, đùa nhẹ trên áo, đôi môi em gợi bao khát khao, mắt em vời vợi thăm thẳm trời cao,em mong manh tựa rừng cây trút rơi lá, gió chiều bỗng chợt sao xuyến mãi không nguôi…” (Điều giản dị)

Phú Quang đã đưa một triết lý về hạnh phúc vào ca khúc của mình. Đối với ông, hạnh phúc chỉ đơn giản là những điều đơn giản nhất.

“Ngay từ rất nhỏ, tôi đã được va vấp để được hiểu rằng đau khổ và cái hạnh phúc là những cái luôn đồng hành với mọi người. Tất cả những gì lớn lao nhất, chính là những điều nhỏ bé nhất. Tôi nghĩ rằng nếu không có tình yêu và niềm tin thì con người sẽ không có gì cả. Tất cả mọi cái phải xuất xứ từ những điều rất nhỏ bé. Người ta cứ thích nói những điều lớn lao. Nhưng tôi thì nhận ra rằng sau những điều nhỏ bé ấy đủ để nói lên hết cuộc đời rồi.”

Đền Ngọc Sơn, Hà nội
Đền Ngọc Sơn, Hà nội
Trong nhạc của Phú Quang, người ta thấy hiện lên đâu đó không phải chỉ là một Hà Nội âm thầm cổ kính, mà ca khúc của ông còn là những cuộc tình lãng mạn, đôi khi buồn, nhưng không đau khổ. Ông nhìn thấy cây bàng mồ côi, mảnh trăng mồ côi, nóc phố mồ côi, nhưng bao trùm quanh đó vẫn là một màu xanh của thời gian. Ông nhìn thấy giai điệu lạc quan ngay cả trong hoang tàn, đổ nát.

Bắt đầu sự nghiệp sáng tác năm 1969. Đó là giai đoạn mà chiến tranh đang diễn ra khốc liệt. Phú Quang cũng không tránh được những ám ảnh đau thương mất mát của cuộc chiến. Nhưng nhạc của ông hiếm khi xuất hiện màu đen ấy. Ông nói rằng cảm nhận duy nhất của mình về chiến tranh là hình ảnh bà cụ 70 tuổi đứng nhìn người ta mang xác của 26 người con, cháu ra khỏi khu đài tưởng niệm ở phố Khâm Thiên. Nhưng  cụ không thể khóc và cũng không kêu gào, chỉ lặng lẽ cầm 1 viên gạch. Đó chính là cảm xúc để ông viết lên ca khúc “Em ơi Hà Nội phố”.

“…Mùa đông năm ấy 
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ 
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân 
Ta còn em một màu xanh thời gian 
Một chiều phai tóc em bay 
Chợt nhòa, chợt hiện 
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố 
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường…” (Em ơi Hà Nội phố)

“Ngày mà tôi về biểu diển trở lại trên phố Khâm Thiên, khi tôi tự hát thì mọi người rất xúc động. Thú thật lúc tôi hát, lúc giới thiệu lên thì không biết có vì là mình quá suy nghĩ về những kỷ niệm xót xa mà tôi có cảm giác như có những linh hồn về, và  tôi nghẹn lời không nói được. Tôi phải khấn thầm.”


Nhạc của Phú Quang là Hà Nội. Và Hà Nội là người tình trong nhạc của Phú Quang. “Người tình” ấy mãi mãi là những con đường vắng, những đêm dài im lặng, những cây bàng mồ côi nhưng không cô độc. Hà Nội của Phú Quang, của những người sinh ra hay không sinh ra ở Hà Nội mãi mãi là nơi chất chứa những hạnh phúc được gom góp từ những điều nhỏ bé nhất

Cát Linh

(RFA)

Huy Phương - Là người Việt Nam!


Cách đây khoảng 10 năm, sau một chuyến đi xa, trên đường trở lại California, vợ chồng chúng tôi và hai người bạn đang ngồi chờ đổi máy bay tại phi trường Atlanta, thì bất chợt một ông Việt Nam trung niên, áo vest, thắt cà vạt, tiến về phía ghế ngồi của chúng tôi. Một cách mừng rỡ và vội vã, không kể người trước mặt mình là đàn ông hay đàn bà, quen hay lạ, y thọc tay về phía chúng tôi: - “Các bác là người Việt Nam!” Không đợi câu trả lời, quơ được bàn tay của chúng tôi đưa ra một cách phản xạ, y lắc đấy lắc để.

Phải nói là chúng tôi phản ứng quá chậm hay gần như không có phản ứng gì.

Cho đến lúc người đàn ông lạ mặt này thấy không mấy phấn khởi với cuộc làm quen này, quay lưng đi, chúng tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, lặng lẽ và ngao ngán không nói một câu gì. Phải, chúng tôi là người Việt Nam, nhưng cuộc gặp gỡ với một người Việt Nam kỳ này không đem lại điều gì hứng thú cho chúng tôi, qua ngôn ngữ và cách xử thế, chúng tôi thấy có một khoảng cách khá lớn, và cũng là người Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy y không giống tôi, ngoài một thứ ngôn ngữ đã khá dị ứng, con người này như đến từ một xứ sở nào khác.

Như thế, ít ra tôi cũng đã hiểu vì sao một người Tàu ở Hồng Kông trước năm 1999 chỉ nhận họ là người Hồng Kông, hay sau 1949, những người Tàu ở Đài Loan, cho rằng mình là người Đài Loan (“Trung Hoa Dân Quốc” hay “Trung Hoa Đài Bắc”) để khỏi nhầm với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Hoa lục địa hay Cộng Sản Trung Hoa). Hẳn không một người Nam Hàn nào thích hiểu lầm họ là người Bắc Hàn (được Việt Nam gọi là Triều Tiên) và trước đây giữa người Đông và người Tây Đức mặc dầu nguồn gốc của họ là người Đức. Người ta không thể phủ nhận nguồn gốc của mình nhưng có thể phủ nhận chính thể đương thời và lựa chọn quốc tịch cho mình.

Chỉ có hai tiếng Bắc Kỳ thôi, và chỉ trong vòng 30 năm, người Việt Nam cũng đã chọn chỗ đứng rõ ràng khi phân biệt ai là Bắc Kỳ cũ, Bắc Kỳ mới, ai là Bắc Kỳ “chín nút” (54), ai là Bắc Kỳ 75! Nếu trong câu chuyện nói, còn có chút gì kỳ thị, thì chúng ta cũng không nên trách, đây không phải là chuyện đoàn kết dân tộc, mà là chuyện văn hóa và chính kiến, nó phát xuất từ những khổ đau và bất hạnh mà con người ta phải gánh chịu, qua những thăng trầm của lịch sử.

Tôi là người Việt Nam, và những ngày còn nhỏ, tôi vẫn thường hãnh diện mình là người Việt Nam, với “bốn nghìn năm văn hiến,” “con Rồng cháu Tiên,” lớn lên trong thời loạn lạc, người chẳng ra người, ta lại được hãnh diện thêm vì quê hương mình “rừng vàng biển bạc,” thủ đô “là đỉnh cao trí tuệ của loài người,” “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ!” “mỗi buổi sáng thức dậy ước mơ mình trở thành một người Việt Nam,” “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần các nước Tây phương,” “vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế!” thì không còn gì để có thể hãnh diện hơn được nữa!

Gom tất cả tinh hoa của người Việt trên thế giới để làm những tác phẩm vĩ đại để ca tụng con người Việt Nam là điều không khó, vì những khuôn mặt thành đạt vẻ vang này ở nước ngoài, sau ngày phải bỏ nước ra đi, chúng ta không chỉ có hàng chục nhân vật đủ làm một tác phẩm mà con số này có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn người. Nhưng nếu tập họp họ lại, xếp hàng ngay ngắn như trong một cuộc “diễu hành,” có một mỹ nhân mặc quốc phục dẫn đầu cầm một tấm bảng lớn mang dòng chữ “Tôi là người Việt Nam” thì điều này quả còn quá nhiều gượng ép.

Đồng ý nguồn gốc họ đều là những người Việt Nam, có người bỏ nước ra đi từ ngày chủ thuyết Cộng Sản đến Việt Nam, nhưng cũng có người sinh ra ở nước ngoài, mỗi người có một cuộc đời, hoàn cảnh, tình cảm và chính kiến khác nhau. Nếu có ai hỏi họ: - “Ông bà là người Việt Nam?” thì câu trả lời sẽ là: - “Phải, tôi là người Việt Nam! Nhưng đó là câu chuyện cách đây 40 năm. Đó là một câu chuyện dài!”

Trong chúng ta, ai cũng có một câu chuyện dài phải được kể lại, hay bây giờ mới được kể lại!

Những nhà tuyên truyền thường nhắc đến tình tự dân tộc, biểu tượng từ một tiếng đàn bầu, một tiếng hò trên sóng nước để gợi cho con người nhớ đến quê hương. Người ta lập lại mãi câu nói “quê hương chỉ một” hay anh em đi xa là “khúc ruột ngàn dặm” và không ngừng kêu gọi một sự trở về tha thiết, - “Nếu đi hết biển thì đến đâu hở mẹ!”- “Đi hết biển thì sẽ trở về làng cũ!” Vì sao con chim phải bay trở lại cái lồng đã giam hãm nó, có khi là cái thòng lọng hay cái cũi nhốt của một con vật. Đó là con người của tự do, có ý thức, không phải chiếc xe lửa chạy lui tới trên đường ray.

Có người đem chuyện người Việt lưu lạc của Kiến Bình Vương Lý Long Tường (1136-1175) là con thứ sáu của vua Lý Anh Tông, đã cùng họ hàng vượt biển Bắc vào đầu thế kỷ thứ 13 vì bị phe cánh Trần Thủ Độ hãm hại, sau đó trôi giạt đến Cao Ly, để nói chuyện người Việt trở về tìm lại nguồn cội. Xin quý vị yên tâm đi, không cần phải nói chuyện đạo lý, nhân nghĩa, Cộng Sản thôn tính miền Nam mới nửa thế kỷ, dòng dõi Lý Long Tường bỏ nguồn cội đã bảy tám thế kỷ này. Thời gian hãy còn quá sớm để cho những người Việt lưu lạc tha phương trở về.

Hình ảnh tìm về cội nguồn hẳn là đã được ca ngợi rất nhiều.

Truyền thống dân gian cho rằng loài cá hồi trở về đúng nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng, nhưng cuộc nghiên cứu đã cho thấy hành động quay lại nơi ra đời này đã được thể hiện phụ thuộc vào ký ức khứu giác và thói quen, hẳn không hề có ý nghĩa về cội nguồn. Và trong một câu chuyện khác, hàng năm vào mùa Xuân, những đàn én từ phương Nam đã bay trở về nhà nguyện San Juan Capistrano (California) và về phía Nam Mỹ là để trốn mùa Đông giá rét. Đến mùa nắng ấm, chúng lại bỏ gác chuông nhà thờ để ra đi, không hề có có ý niệm trở về hay qui cố hương.

Nếu câu hỏi đặt cho một người và câu trả lời dành cho một người, nó mang một ý nghĩa khác, nhưng khi chúng ta tập trung họ lại, cố tình hướng dẫn họ thành một đám đông và mở đường, sắp xếp cho họ có chung một câu trả lời theo dụng ý của những nhà đạo diễn, tôi cho đây là điều thiếu đạo lý.

Vả lại, điều dễ thấy rõ, hàng chục người vừa tuyên bố mình là người Việt Nam ở đây đều nằm trong 3 triệu người, bỏ nước ra đi, bằng lý do này hay lý do khác; họ không có nổi một tờ giấy tùy thân hay một “sổ đăng ký hộ khẩu thường trú” của chế độ đương thời, vậy thì họ là ai, người Việt nhưng người Việt nào? Câu trả lời gần như được xếp chung một loại “thấy sang bắt quàng làm họ!” Quơ vào những cái quả thực không phải của mình. Mục đích của người làm phim đã quá rõ ràng. Chẳng qua là khán giả của loại chương trình này quá dễ dãi, họ dễ chấp nhận một cái vui nhỏ, một cái cười cợt dính ngoài môi, để quên đi những điều cốt lõi mà họ đang được mời tham dự, mà nội dung đã được tính toán, có dụng ý chính trị, của ông chủ chi tiền.

Phải chăng trong không khí rộn ràng của màu sắc, âm nhạc, da thịt, phấn son, ít ra trong một thời gian ngắn người ta quên được những khuôn mặt Việt Nam cần phải được cởi áo che tại Nhật, hàng nghìn khuôn mặt phụ nữ khổ đau xấu hổ không dám nhìn ai trên quê hương nhầy nhụa hôm nay.

Rõ ràng là chế độ tham lam, ham muốn chạy theo những thành công nhất thời của mỗi con người không phải trong xã hội của mình để áp đặt hai chữ Việt Nam, mà không chịu xây dựng được một con người tử tế ngay trong xã hội của mình.

Chúng ta hãy nghe phát biểu của ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẫn, cố bí thư thứ nhất đảng CSVN, trên vietnam.net trong vài ngày gần đây: “...tôi cứ băn khoăn mãi. Hôm trước mở báo ra tôi cứ bị ám ảnh hình ảnh hai ông già đi ăn trộm gà bị bắt, bị đánh hộc máu mồm ra, rồi bắt ngậm con gà chết. Tôi cứ bàng hoàng, tự hỏi: 'Chẳng lẽ đây là người Việt Nam chúng ta?'”

Tạp ghi Huy Phương

(Người Việt)

Cuộc chiến Việt Nam: Góc nhìn Lê Quang Đỉnh

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/800/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/09/151009090214_dinh-le-video-photo-640.jpg

Nghệ sỹ Lê Quang Đỉnh nói rằng Hoa Kỳ, nơi ông từng định cư, luôn là nơi “tạm bợ” và lý do ông chọn Cuộc chiến Việt Nam làm đề tài khai thác trong 20 năm qua.

Trả lời BBC tại Bảo tàng Nghệ thuật Mori ở Tokyo nơi ông có triển lãm cá nhân qui mô đầu tiên tại châu Á mang tên “Ký ức gửi Ngày mai”, ông Đỉnh nói 80% các tác phẩm về chủ đề Cuộc chiến Việt Nam lần này sẽ không thể qua được khâu kiểm duyệt nếu triển lãm tại Việt Nam.

Lê Quang Đỉnh theo gia đình vượt biên từ Hà Tiên năm khi mới 10 tuổi, tới Thái Lan sau ba ngày trên biển và sau đó định cư tại Hoa Kỳ.

Lê Quang Đỉnh: Sau khi bố tôi đứt mạch máu não vì quá căng thẳng, mẹ tôi vẫn quyết định mang bảy người con ra đi vào tháng Tám năm 1978. Khi xuống thuyền rồi, chính phủ Cộng sản Việt Nam phát hiện được thì họ rượt theo bắn và ném lựu đạn, tuy nhiên không ai bị sao cả. Phân nửa số người đi chuyến đó bỏ chạy trong đó có ba anh chị của tôi và họ bị bắt. Còn tôi và mấy đứa em còn lại theo mẹ và lên được thuyền. Khi vào Vịnh Thái Lan thì bị hải tặc cướp nhưng sau đó vào bờ an toàn. Anh chị tôi một năm sau vượt biên và sau đó gia đình toàn tụ bên Mỹ.

Khi chiến tranh xảy ra, tôi còn nhỏ và thực ra khó có thể tưởng tượng ra là cuộc chiến tranh này dẫn đến việc tôi sống lưu vong bên Mỹ. Rồi sau đó lại quay về sống ở Việt Nam. Nhưng rõ ràng là cuộc chiến có ảnh hưởng nhiều tới gia đình và tôi.

BBC: Vì sao ông chọn Cuộc chiến Việt Nam làm đề tài cho các tác phẩm của mình?

              Trực thăng là đề tài được ông Lê Quang Đỉnh khai thác trong các tác phẩm sắp đặt.

Lúc tôi ở bên Mỹ, chính phủ Mỹ và dân Mỹ chỉ quan tâm tới vai trò của họ trong Chiến tranh Việt Nam (mà phía Việt Nam gọi là chiến tranh của Mỹ) và không quan tâm tới cách nhìn từ phía Việt Nam, do đó tôi muốn tìm hiểu các góc nhìn khác. Khi tôi trở về sống và làm việc tại Việt Nam thì tôi thấy chính phủ Việt Nam có cái nhìn lại hoàn toàn khác nữa, tức là những tiếng nói và quan điểm khác họ thì có thể coi là bị cấm.

Cách chính phủ Mỹ hay chính phủ Việt Nam muốn ta nhìn cuộc chiến tranh ở Việt Nam đều là cái nhìn một chiều và họ khống chế cái nhìn đó. Chính phủ Việt Nam muốn chúng ta nhìn vào cuộc chiến kể như đây một thắng lợi vẻ vang chống đế quốc Mỹ. Tuy nhiên đối với nhiều người tại miền Bắc và miền Nam thì đây là cuộc nội chiến. Tuy nhiên không ai bàn luận về chủ đề này cũng như không nói về tổn thất đối với mọi người, đặc biệt là dân thường.

    Cách chính phủ Mỹ hay chính phủ Việt Nam muốn ta nhìn cuộc chiến tranh ở Việt Nam đều là cái nhìn một chiều
    Lê Quang Đỉnh

Tức là ở đây phải nói tới những việc làm sai trái của phía Mỹ gây ra, phía chính phủ miền nam Việt Nam và chính phủ miền Bắc gây ra đối với thường dân và chẳng phía nào muốn nói về điều này. Rõ ràng là bên nào cũng có phần trách nhiệm cả. Cuộc chiến Việt Nam không đơn giản như mình nghĩ và tôi muốn người tới xem có được hiểu biết về cuộc chiến này mà không bị lệ thuộc vào những gì Chính phủ Việt Nam hay Chính phủ Mỹ nói ra. Do đó đối với tôi đây là góc nhìn quan trọng và tôi muốn mọi người biết về điều này.

Lúc đầu thì tôi cũng chỉ định làm một hai tác phẩm nhưng càng đi sâu vào nghiên cứu và thể hiện qua tác phẩm thì tôi càng cuốn hút vào và kết quả là 20 năm rồi tôi vẫn theo đuổi đề tài Chiến tranh Việt Nam.

BBC: Nhiều người sau khi di tản sau chiến tranh và định cư ở Hoa Kỳ không muốn quay lại Việt Nam, thậm chí chỉ là để đi du lịch. Vì sao ông quyết định quay lại Việt Nam để sống và làm việc tại đây?

Năm 1994, khi tôi 26 tuổi, tôi về Việt Nam đi chơi và ngay lúc đó đã thấy muốn về sống ở Việt Nam. Tuy nhiên lúc đó Việt Nam mới mở cửa và tới năm 1997 tôi mới quyết định trở về sống hẳn tại Việt Nam. Đối với tôi thì Hoa Kỳ kể như luôn là nơi tạm bợ, có thể nói là không phải chỗ phù hợp với tôi. Tuy nhiên khi tôi quay trở lại Việt Nam thì khi đó tôi đã trở nên Mỹ hóa quá rồi và cũng phải mất một thời gian để tôi trở lại thành người Việt.

BBC: Là nghệ sỹ làm việc tại Việt Nam, ông đánh giá thế nào về khâu kiểm duyệt tác phẩm.
 

 Ông Đỉnh nói tác phẩm 'Cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa dân tộc' không qua được khâu kiểm duyệt để triển lãm tại Việt Nam.

Kiểm duyệt là thách thức rất lớn đối với nghệ sỹ tại Việt Nam. Ở đây ngoài việc chính phủ kiểm duyệt thì cần phải nói tới việc chính mình tự kiểm duyệt mình. Vì mình biết nếu mình làm một việc nào đó mà chính phủ cấm thì mình sẽ không làm nữa. Thì cái đó nó còn lớn hơn cả việc chính phủ kiểm duyệt.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng mình cứ làm những gì mình muốn làm đi. Rồi mình triển lãm ở nước ngoài chẳng hạn. Đa số các tác phẩm của tôi đều triển lãm ở nước ngoài. Có thể nói 80% các tác phẩm về chủ đề Cuộc chiến Việt Nam lần này tại đây sẽ không thể qua được khâu kiểm duyệt nếu triển lãm tại Việt Nam.

Tôi chẳng bao giờ trình an ninh văn hóa xem các tác phẩm của tôi cả. Khi nào những qui định về kiểm duyệt thay đổi thì khi đó tôi sẽ triển lãm các tác phẩm của tôi ở Việt Nam.

Kiểm duyệt thì ở chỗ nào cũng có, theo hình thức và cách thức khác nhau. Ở Mỹ thì nó có thể rất tinh vi mà thậm chí bạn không biết, tức là kiểm duyệt ở trình độ cao rồi. Có thể là họ kiểm duyệt bằng cách không nhận triển lãm bất kỳ tác phẩm nào. Còn ở Việt Nam thì cái này thì được cái kia thì không, tức là kiểm duyệt trần trụi hơn.

BBC: Ông từng là thuyền nhân đi tị nạn, ông nghĩ gì về người tị nạn?
 

 Ông Đỉnh thể hiện tác phẩm con thuyền va vào đá sau sự cố 2010 tại Christmas Island nơi hàng chục người tị nạn từ Trung Đông thiệt mạng.

Một trong các tác phẩm của tôi trưng bày tại triển lạm lần này là tác phẩm tôi đã làm từ năm 2011 mà bảo tàng bên Australia cho mượn lại để triển lãm tại đây. Tác phẩm này xuất phát từ bức xúc cá nhân của tôi trước những lời lẽ mang tính kỳ thị đối với người xin tị nạn vào Australia, đỉnh cao là vụ đắm thuyền ở Đảo Giáng sinh vào tháng 12 năm 2010 làm phân nửa số thuyền nhân từ Trung Đông bị thiệt mạng khi thuyền bị vỡ do va vào đá.

Tác phẩm con thuyền bị vỡ đôi tôi trình bày không chỉ là về thuyền nhân mà còn là thảm cảnh của người tị nạn bỏ mạng khi chưa tới được bến bờ. Do đó các tác phẩm của tôi trình bày tại đây là nhắm tới chủ đề tị nạn ở mức cấp độ con người nhất. Hàng ngàn tấm ảnh trôi dạt dưới con thuyền bị vỡ trong tác phẩm này là ảnh tôi kiếm được từ các tiệm sách cũ tại Việt Nam. Đó là hình ảnh những người trong gia đình chụp với nhau bị bỏ lại sau Cuộc chiến Việt Nam và các hình ảnh có thể giống hệt với những tấm hình chụp gia đình của mỗi người trong chúng ta. Do đó khi ta nhìn vào chủ đề người tị nạn chẳng hạn thì chúng ta nên có cài nhìn gắn kết giữa con người với nhau.

BBC: Cuộc triển lãm lần này có ý nghĩa với cá nhân ông như thế nào?

Image caption Bảo tàng Nghệ thuật Mori tại Tokyo thu hút hơn 1 triệu người tới thăm quan hàng năm.

Bảo tàng Nghệ thuật Mori đã mượn lại các tác phẩm của tôi thực hiện trong 20 năm qua và đây là cuộc triển lãm mang tính tổng quát. Tôi đã tham gia triển lãm chung với các nghệ sỹ khác tại nhiều nơi trên thế giới và cả tại Nhật nhưng đây là triển lãm riêng đầu tiên của tôi. Được châu Á chấp nhận và đánh giá cáo tác phẩm là điều tôi cảm thấy tuyệt vời. Mọi người luôn hỏi là tôi là nghệ sỹ châu Á hay nghệ sỹ Mỹ gốc Á, và cuối cùng thì câu hỏi đó cũng chẳng còn quan trọng tại châu Á nữa.


 

Cuộc triển lãm mang tên ‘Lê Quang Đỉnh: Ký ức gửi Ngày mai’ diễn ra từ 25/07 tới 12/10/2015 tại Mori Art Museum, Tokyo, nơi có khoảng 1.2 triệu người tới thăm hàng năm. Đây là lần đầu tiên bảo tàng này tổ chức triển lãm tác phẩm của riêng một nghệ sỹ từ Đông Nam Á.

(BBC)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán đảng CSVN để độc tài cá nhân

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
                                         Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Phải nói rằng tin này là có cơ sở.

Sau khi Liên Xô và chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu sụp đổ một cách ngoạn mục cách đây một phần tư thế kỷ thì ai cũng biết rằng sự cáo chung của các nước cộng sản còn lại gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào ở bán cầu Đông và Cuba ở bán cầu Tây chỉ còn là vấn đề thời gian. Do đó, để tránh né trừng phạt nghiêm khắc của nhân dân thì những kẻ có tài sản kếch xù gom trên xương máu của người dân và quốc gia trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại diện hẳn đã phải tính “đoái công chuộc tội” bằng cách đứng ra giải tán đảng cộng sản độc tài. Vả lại, một trong trong những đặc tính nổi trội của dân tộc Việt Nam là “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại” đồng nhất với tha thứ cho những kẻ thủ ác biết sám hối kịp thời. Mặt khác, những kẻ này cũng hy vọng rằng với sức mạnh của khối tài sản kếch xù của mình sẽ còn tiếp tục cầm quyền ở Việt Nam hậu cộng sản.
Để tránh né trừng phạt nghiêm khắc của nhân dân thì những kẻ có tài sản kếch xù gom trên xương máu của người dân và quốc gia trong ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại diện hẳn đã phải tính “đoái công chuộc tội” bằng cách đứng ra giải tán đảng cộng sản độc tài - TS luật Cù Huy Hà Vũ.
Bên cạnh đó, việc một đảng cộng sản độc tài bị kết liễu bởi chính người đứng đầu đảng đó đã có tiền lệ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachov.

Có thể nói có một bộ phận những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ hoan hỉ trước tin này vì nếu nó thành hiện thực thì chẳng những Việt Nam có cơ hội có được chế độ dân chủ - đa đảng mà còn có cơ hội “thoát Trung” để bảo vệ hiệu quả lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền kinh tế trước cuộc xâm lăng ồ ạt đa phương diện được phát động từ Trung quốc. Thực vậy, quan hệ ý thức hệ với Trung Quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang là nguyên nhân biến Việt Nam dần thành thuộc địa của láng giềng bành trướng phương Bắc này.

Về phần mình, Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hẳn cũng bị kịch bản “Nguyễn Tấn Dũng giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam để dân chủ hóa chế độ” quyến rũ bởi lẽ với các nước này loại bỏ càng sớm càng tốt chế độ cộng sản tự phong sứ mệnh “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” dù ở nơi đâu luôn là mục tiêu đầu bảng.

Việc con gái Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng lấy công dân Mỹ Henri Nguyen, tức Nguyễn Bảo Hoàng, con của một cựu quan chức Việt Nam Cộng Hòa, càng làm cho Mỹ tin rằng Nguyễn Tấn Dũng thực sự muốn trở cờ, đập tan Đảng Cộng sản Việt Nam vốn là “bên thắng cuộc” trong chiến tranh Việt Nam. Vì thế, việc chính quyền của Tổng thống Obama mới rồi đã quyết định cho Việt Nam gia nhập TPP trong khi đàn áp nhân quyền ở đây không hề giảm chỉ có thể là đòn bẩy cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giành vị trí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tai Đại hội 12 sắp diễn ra của đảng này.

Chả thế mà Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra ngày 25/1 năm nay, đưa ra nhận định: “Washington đã nhận ra tiềm năng của ông Dũng như một đại diện hiệu quả. Đại hội đảng lần thứ 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông Dũng lên nắm quyền lực tối cao. Mỹ có ý định ca ngợi thành công tại bàn đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của ông Dũng”.

Mọi dấu hiệu cho thấy lộ trình “chính biến” của Nguyễn Tấn Dũng là như sau.
Trước hết, giành chức Tổng Bí thư Đảng.

Tiếp đó, giành luôn chức Chủ tịch Nước đồng nhất với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang để chính danh vị trí nguyên thủ quốc gia và nhất là chính danh điều động quân đội. Thực vậy, trong các chế độ cộng sản Tổng Bí thư đảng cộng sản là người có quyền lực chính trị lớn nhất, tức nguyên thủ quốc gia nhưng không chính danh nên khi muốn điều động quân đội lại phải thông qua Chủ tịch Nước. Ngược lại, Chủ tịch Nước không thể điều động quân đội nếu không được phép của Tổng Bí thư đảng với tư cách Bí thư Quân ủy trung ương.

Cuối cùng, giải tán Đảng và tự cử làm Tổng thống thông qua một Quốc hội đã hoàn toàn bị tê liệt.

Nghĩa là tương tự những gì mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachov đã làm.
Quan hệ ý thức hệ với Trung Quốc của Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang là nguyên nhân biến Việt Nam dần thành thuộc địa của láng giềng bành trướng phương Bắc này - TS luật Cù Huy Hà Vũ.
Lẽ dĩ nhiên để thực hiện trót lọt lộ trình này, Nguyễn Tấn Dũng phải nắm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, hay nói một cách cụ thể hơn, phải được đa số ủy viên Trung ương Đảng khóa này ủng hộ. Việc Nguyễn Tấn Dũng lật ngược thế cờ, thoát án kỷ luật của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng bằng lá phiếu của Hội nghị Trung ương 6 họp tháng 10/2012 để rồi giành được số phiếu tín nhiệm cao nhất trong số các ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 10 họp tháng 1/2015, đó chưa kể “kình địch” của Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng Ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã không được Hội nghị Trung ương 7 họp tháng 5/2015 bầu vào Bộ Chính trị cho dù được đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử, cho thấy khả năng Nguyễn Tấn Dũng lũng đoạn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 là hoàn toàn hiện thực.

Còn vì sao đa số ủy viên Trung ương Đảng hiện nay cũng như đa số ứng viên cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã và sẽ ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng thì là vì phần lớn trong số họ là thành viên chính phủ, quan chức đầu tỉnh, tướng lĩnh công an, quân đội được Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp bổ nhiệm, thăng cấp cũng như chia chác ngân sách Nhà nước để đút túi cá nhân. Bài “Bàn về “thị trường Sao và Vạch” đăng trên báo Người Cao Tuổi số ra ngày 1/4/2014 đã cho thấy mua quan bán chức trong lực lượng vũ trang Việt Nam đã trở thành quốc nạn như thế nào. Trên thực tế, từ khi nắm chức Thủ tướng vào năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phong tướng cho hàng trăm người, lập kỷ lục về số lượng tướng được phong trong chưa đầy một thập kỷ, một kỷ lục cho đến tan cả đất trời không chắc bị phá! Mà lực lượng được coi là “rường cột quốc gia” còn bị thị trường hóa đến như thế thì nói gì đến các cơ quan Nhà nước khác! Cũng cần nói thêm rằng ngay cả các ủy viên Trung ương là bí thư thành ủy, tỉnh ủy tưởng chừng ít chịu chi phối của Nguyễn Tấn Dũng thì phần lớn trong số họ ngay trước đó đã là cấp trưởng, cấp phó chính quyền địa phương.

Ngoài ra, với tư cách tham quan – “con sâu” theo diễn đạt của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang - gắn liền với hàng loạt tệ nạn phái sinh khác, các ủy viên Trung ương Đảng này chắc chắn đã hoặc sẽ bị Nguyễn Tấn Dũng khống chế không mấy khó khăn bằng Bộ Công an và Tổng cục tình báo quốc phòng (Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng) là “công cụ ruột” của Dũng.

Tóm lại, trong thể chế cộng sản nơi mà pháp luật đồng nhất với kiểm soát quyền lực được bày ra chỉ để lừa bịp thiên hạ thì kẻ nào nắm giữ các nguồn lực quốc gia, kẻ đó nắm sinh mạng của quan chức thối nát theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Để nói Nguyễn Tấn Dũng có thể nói là chắc xuất Tổng Bí thư tại Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mặc dầu vậy, người viết bài này khẳng định rằng tất cả những ai, từ những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cho đến Mỹ và các nước dân chủ phương Tây, nếu tin vào kịch bản “Nguyễn Tấn Dũng giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam để dân chủ hóa chế độ” thì đúng là đang tự biến mình thành thực khách của “quả lừa thế kỷ”!

Thực vậy, mục tiêu giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Tấn Dũng không nhằm thiết lập thể chế dân chủ - đa đảng với một Nhà nước “tam quyền phân lập” thực sự “của Dân, do Dân, vì Dân” mà là nhằm thiết lập chế độ độc tài cá nhân trộn lẫn gia đình trị để tối đa hóa cướp đoạt tài sản của nhân dân và của quốc gia.

Chỉ cần so sánh những gì Nguyễn Tấn Dũng nói và những gì Nguyễn Tấn Dũng làm cũng đã đủ cho thấy không cách gì Việt Nam có dân chủ với con người này.

Trong Thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã không tiếc lời tụng ca dân chủ, pháp quyền. Nào là “Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”, nào là “Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người”, nào là “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại”, nào là “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch” vv…vv

Rồi ngày 15.10.2014 tại Viện Körber ở Berlin, Đức, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục lớn tiếng: “Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này.” Thế nhưng chỉ sau đó có 2 tháng, ngày 21/12/2014, Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho ngành Công an "nắm chắc tình hình, không để xảy ra hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước"!

Trên thực tế, chỉ tính từ Thông điệp “dân chủ” 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay đã có hàng loạt blogger và bất đồng chính kiến bị bắt giam và khởi tố theo các điều 79 (Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền), 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và 258 (Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước…) Bộ Luật Hình sự, những điều luật đã bị cả thế giới dân chủ lên án là những điều luật mơ hồ dùng để đàn áp bất đồng chính kiến. Đó là Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh và trợ thủ Nguyễn Thị Minh Thúy (Điều 88), Người Lót gach - Hồng Lê Thọ, Bọ Lập - Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già – Nguyễn Đình Ngọc (Điều 258), nguyên tổng biên tập Người cao tuổi Kim Quốc Hoa (Điều 258), Trần Anh Kim (Điều 79). Bên cạnh đó, các vụ chính quyền dùng công an mặc thường phục và côn đồ để đánh đập dã man những người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ cũng như những “dân oan”, nạn nhân của các vụ chính quyền cướp đất, gia tăng chóng mặt!

Đó là nói về “dân chủ” của Nguyễn Tấn Dũng trong lĩnh vực chính trị. Còn “dân chủ” của Nguyễn Tấn Dũng trong lĩnh vực kinh tế thì sao?
Mục tiêu giải tán Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyễn Tấn Dũng không nhằm thiết lập thể chế dân chủ - đa đảng với một Nhà nước “tam quyền phân lập” thực sự “của Dân, do Dân, vì Dân” mà là nhằm thiết lập chế độ độc tài cá nhân trộn lẫn gia đình trị để tối đa hóa cướp đoạt tài sản của nhân dân và của quốc gia - TS luật Cù Huy Hà Vũ.
Nguyễn Tấn Dũng về cơ bản đã thâu tóm doanh nghiệp Nhà nước khi đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Thủ tướng khoảng hai chục Tập đoàn,Tổng Công ty lớn nhất vốn trực thuộc các Bộ. Tất nhiên việc thâu tóm này là để Nguyễn Tấn Dũng tối đa hóa và đơn giản hóa tham nhũng ngân sách Nhà nước. Thực vậy, Nguyễn Tấn Dũng vừa là đại diện Nhà nước cấp vốn cho các “đại doanh nghiệp Nhà nước” này vừa là người trực tiếp quản lý chúng thì việc biến của công thành của tư là chuyện không phải bàn bởi làm sao có chuyện tay này kiểm soát được tay kia! Thế nên mới có chuyện Vinashin, Vinalines – chỉ hai trong số các “quả đấm thép” của Thủ tướng cũng đã làm thất thoát số tiền hơn 6,5 tỷ USD …

Bản thân người viết bài này trong bài “30-4-1975: Giai nhân và quái vật” gửi từ trong nhà tù ra và được Bauxite Việt Nam đăng ngày 30/4/2013 dưới tên Sơn Văn (đối chữ từ Hà Vũ, do Bauxite Việt Nam đặt) đã vạch rõ bản chất làm nghèo đất nước này: “Nhà nước vừa là người quản lý đồng nhất với giám sát, kiểm soát tài sản quốc gia vừa là người sử dụng tài sản ấy, tức là làm cái chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi” theo cách nói dân gian. Nói cách khác, nhà nước không phải chịu bất cứ sự giám sát, kiểm soát nào trong việc sử dụng tài sản quốc gia và chính lỗ hổng thể chế này đã tạo ra tham nhũng - tham nhũng thể chế!”

Vấn đề cuối cùng là nếu như giải tán Đảng cộng sản Việt Nam là cốt lõi của cương lĩnh không công khai cho tranh cử Tổng Bí thư Đảng của Nguyễn Tấn Dũng thì liệu một sự đoạn tuyệt ý thức hệ cộng sản như vậy có giúp Việt Nam “thoát Trung”?

Giáo Sư Carl Thayer, trong bài “Yếu tố Trung Quốc của Việt Nam” (Vietnam’s China factor), đăng trên APPS Policy Forum tháng trước, cho rằng một trong những yếu tố giúp Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12 là “ông Dũng đã thẳng thắn bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan năm ngoái và nêu lên khả năng sẽ thực hiện các hành động pháp lý quốc tế chống lại Trung Quốc”.

Thế như chúng ta đã thấy, hơn một năm trôi qua nhưng tuyệt nhiên không có đơn của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng kiện Trung Quốc ra trước Tòa án của Liên Hiệp Quốc như Philippines đã làm trong khi ngày càng rầm rộ các hoạt động bồi đắp và xây cất công trình quân sự của Trung Quốc trên các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà nước này đã đánh chiếm. Nhưvậy, chủ quyền và lãnh thổ quốc gia rõ là đã bị Nguyễn Tấn Dũng hy sinh cho quan hệ vụ lợi của bản thân với Trung Quốc như đã từng thể hiện qua vụ Bauxite Tây Nguyên…

Kết luận lại, Nguyễn Tấn Dũng có giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam thì cũng chỉ thay thế chế độ độc tài tập thể của đảng này bằng chế độ độc tài cá nhân trộn lẫn gia đình trị của bản thân Nguyễn Tấn Dũng. Do đó, dân chủ hóa Việt Nam gắn với “thoát Trung” chỉ có thể đạt được bằng một cuộc cách mạng bất bạo động của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước với sự ủng hộ mạnh mẽ của lương tri dân chủ toàn thế giới.

Ts Luật Cù Huy Hà Vũ

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

(VOA)

Không cho phe ông Dũng dùng tiền để mua ghế Tổng bí thư

CSVN Chưa Quyết Định Nhân Sự Lãnh Đạo


Hội nghị lần thứ 12 Trung ương đảng CSVN đã bế mạc hôm 11 tháng 10, sau 6 ngày hội họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến 11 tháng 10 vừa qua.

Trọng tâm chính của hội nghị lần này là bàn thảo về vấn đề chuẩn bị nhân sự lãnh đạo đảng CSVN trong 5 năm tới, bên cạnh những thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2015, dự toán ngân sách 2016 và việc chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hội khoá 14 dự kiến diễn ra vào tháng 6/2016.

Theo thông báo của Hội nghị 12, Hội nghị đã tập trung thảo luận và thành lập bốn loại danh sách nhân sự.

Thứ nhất là danh sách những nhân sự mới lần đầu tiên được giới thiệu tham gia vào trung ương đảng khóa XII (cả ủy viên chính thức và dự khuyết)

Thứ hai là danh sách những ủy viên trung ương đảng khóa XI được tiếp tục đề cử tham gia vào trung ương đảng khóa XII tới.

Thứ ba là danh sách những uỷ viên bộ chính trị, ban bí thư khóa XI được tiếp tục đề cử vào danh sách bộ chính trị, ban bí thư khóa XII.

Thứ tư là danh sách và phương án chọn lựa bốn chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho đại hội XII.

Theo dự kiến thì những danh sách thành lập trong Hội nghị 12 vừa qua sẽ được tiểu ban nhân sự và Bộ chính trị rà soát lại một lần nữa và đưa ra chung quyết trong Hội nghị 13 dự trù triệu tập vào trung tuần tháng 12 năm 2015, nếu mọi chuyện xảy ra suông sẽ trong 2 tháng trước mặt.

Nói cách khác là từ đây đến tháng 12/2015, nếu mọi sự đề cử về nhân sự hiện nay của Hội nghị 12 không thay đổi nhiều thì Hội nghị 13 của Trung ương đảng sẽ chính thức đưa danh sách đề cử trung ương đảng cho các đại biểu tham dự đại hội đảng XII biểu quyết thông qua vào tháng 1/2016.

Mặc dù các đề cử nhân sự được giữ kín nhưng theo nhiều nguồn tin thì vấn đề nhân sự Bộ chính trị đang là vấn đề tranh cãi nhiều nhất.

Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn độ tuổi 65 phải nghỉ hưu, thì nhân sự Bộ chính trị khóa XI có ít nhất 10 phải về hưu. Đó là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Ngô Văn Dụ, Tô Huy Rứa, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh

Sáu người còn ở trong độ tuổi ở lại Bộ chính trị khóa XII là Trần Đại Quang, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc.

Theo Quyết Định 244 về quy chế bầu cử trong đảng do Bộ chính trị đưa ra vào ngày 9 tháng 6 năm 2014, chức danh Tổng bí thư do trung ương đảng khóa trước đề cử nên chắc chắn là 6 người nói trên không lọt vào danh sách đề cử Tổng bí thư.

Trong thời gian qua, nhiều dự kiến đưa ra là ông Nguyễn Tấn Dũng được đề cử vào trách vụ Tổng Bí Thư và sẽ được tân trung ương đảng khóa XII biểu quyết vào tháng 1/2016.

Tuy nhiên, trong vài tháng qua, với tư cách là Trưởng tiểu ban nhân sự đại hội XII, ông Nguyễn Phú Trọng đã cùng ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức Trung ương đã hoán chuyển nhiều nhân sự có tiềm năng ở lại Trung ương đảng khóa XII từ địa phương về các ban ngành ở Trung ương, để đưa những nhân sự mới vào nắm các bí thư Tỉnh mà sẽ trở thành ủy viên Trung ương đảng khóa XII.

Những sắp xếp này chắc chắn có ảnh hưởng đến cán cân quyền lực về nhân sự giữa hai phe Tổng bí thư và Thủ tướng. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng rất lớn lên số phiếu mà ông Nguyễn Tấn Dũng cần để được tân trung ương đảng khóa XII bầu làm Tổng bí thư, mặc dù ông Dũng đang nắm ưu thế về phiếu trong Bộ chính trị và Trung ương đảng nhiệm kỳ XI.

Vì thế mà trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin đã “nhiễu” ra từ nội bộ lãnh đạo là đang có phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên.

Nói cách khác là hiện đang có phương án giữ nguyên 4 vị trí của ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư), Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch quốc hội) đến đầu năm 2018 thì mới thay thế dựa trên danh sách tân Bộ chính trị được thành lập trong đại hội XII.

Nếu phương án nói trên xảy ra, một lần nữa đảng CSVN rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân sự xảy ra như vào năm 1995 khi Đại hội VII đã phải quyết định lưu nhiệm bốn nhân sự Đỗ Mười (Tổng bí thư), Lê Đức Anh (Chủ tịch nước), Võ Văn Kiệt (Thủ tương) và Võ Chí Công (Chủ tịch quốc hội) đến năm 1997 mới bầu Lê Khả Phiêu lên thay.

Tóm lại, vấn đề khủng hoảng nhân sự trong Đại hội VII vào năm 1995, chủ yếu là xung đột về đường lối. Trong khi khủng hoảng nhân sự lãnh đạo thượng tầng cho đại hội XII hiện nay chính là quyền lợi kinh tế mà các phe đã thao túng và tìm cách kiểm soát để không bị thiệt hại khi phe khác lên nắm vị trí chủ đạo.

Thông báo Hội nghị 12 đã cố che dấu sự bất thường trong việc bầu chọn nhân sự; nhưng nếu tinh ý người ta thấy rõ là phe ông Trọng đang tìm cách không cho phe ông Dũng dùng tiền để mua ghế Tổng bí thư. Chờ xem.

Trung Điền
11/10/2015

(Việt Tân)

Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp đến hồi kết thúc

Các cấp cán bộ của ĐCSTQ hoàn toàn không tin tưởng vào đường lối của Trung ương, bên trên lừa gạt bên dưới, bên dưới lừa gạt bên trên, Trung ương lừa toàn Đảng, toàn Đảng lừa Trung ương. Dân chúng không còn tin tưởng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là một sự thật phổ biến. (Ảnh: internet)
Các cấp cán bộ của ĐCSTQ hoàn toàn không tin tưởng vào đường lối của Trung ương, bên trên lừa gạt bên dưới, bên dưới lừa gạt bên trên, Trung ương lừa toàn Đảng, toàn Đảng lừa Trung ương. Dân chúng không còn tin tưởng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là một sự thật phổ biến. (Ảnh: internet)

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ khi bắt đầu được thành lập, không có ngôi vị thiêng liêng như các vị vua chúa ngày xưa, cũng không phải là chính quyền thông qua quá trình dân chủ, không có tính hợp pháp, đã khiến cho ĐCSTQ luôn luôn sống trong lo sợ bị tiêu vong.

Ngày 1/10/2015, Quốc khánh Trung Quốc, một cây cổ thụ ở phía Bắc của Quảng trường Thiên An Môn đã bị gió quật đổ. Khi đó người dân thi nhau bình luận: “Vào một ngày đặc biệt, ở một nơi nhạy cảm, một cây cổ thụ bị quật ngã, nó báo hiệu điều gì?”, “Rễ cây này đã bị mục nát, cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc”; “Gió cuốn đổ cây, thiên tượng cảnh báo, Đảng đến ngày vong”; ” Đây là tín hiệu của sự thay đổi triều đại.”

Dân chúng mỗi người đều có những ý kiến khác nhau, nhưng đều xoay quanh chủ đề về nguy cơ sụp đổ của ĐCSTQ. Số mệnh của ĐCSTQ đã hết, không chỉ biểu hiện trong những lời bình luận không ngớt của dân chúng, trên thực tế, trong nội bộ ĐCSTQ cũng nhiều lần đưa ra những tín hiệu của sự sụp đổ.

Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ, vào tháng 6 năm nay, đã mở một cuộc hội nghị mở rộng, thảo luận về những nguy cơ lớn tồn tại trong xã hội, kinh tế và chính trị. Ông Tập Cận Bình đã phát biểu trong hội nghị rằng, ĐCSTQ đang đối diện với sự thoái hóa biến chất và đứng trước nguy cơ sụp đổ, phải dũng cảm đối diện và thừa nhận sự thực này.

Ông Hồ Cẩm Đào trong đại hội Đảng lần thứ 18, trong lời mở màn từng nói: “Nếu như chúng ta không thể giải quyết vấn đề tham nhũng, thì nó sẽ là một đòn chí mạng, thậm chí là mất Đảng, mất nước.”

Ngày 9/9/2015 Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn, tại hội nghị “Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với thế giới năm 2015”, với hơn 60 đại biểu quốc tế, lần đầu tiên nói về vấn đề “tính hợp pháp” của ĐCSTQ. Ông Vương Kỳ Sơn nói: “Tính hợp pháp của ĐCSTQ bắt nguồn từ lịch sử, là do nhân tâm quyết định, là do nhân dân lựa chọn.”

Tính hợp pháp đối với chính trị, thông thường chỉ đối với một chính phủ mà được nhân dân ủng hộ, là chỉ sự chấp thuận, đồng tình của người dân đối với quyền lực chính trị, cũng gọi là “tính chính thống”, “tính chính đáng”. Khi tính hợp pháp bị xói mòn thì việc thực thi quyền lực chính trị hay phán quyết của chính phủ sẽ đứng trước nguy cơ bị sụp đổ.

Đối với “tính hợp pháp” của chính quyền ĐCSTQ thì đây là một chủ đề rất mẫn cảm, ĐCSTQ vẫn luôn giữ kín như bưng. Nhưng ông Vương Kỳ Sơn lầy này đã chủ động nêu ra trong cuộc họp, điều này gây ra sự chú ý của các giới và khiến dân chúng bàn tán xôn xao. Điều này cho thấy hiện tại ĐCSTQ đã mất đi tính hợp pháp và không ngừng tiến bước đến sự suy vong.

hiện tại ĐCSTQ đã mất đi tính hợp pháp và không ngừng tiến bước đến sự suy vong. (Ảnh: internet)
Hiện tại ĐCSTQ đã mất đi tính hợp pháp và không ngừng tiến bước đến sự suy vong. (Ảnh: internet)

Người dân không còn tin vào ĐCSTQ

Tháng 3/2002, Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung quốc Giang Trạch Dân đã nói với phóng viên Washington Post: “Khi tôi còn trẻ tôi từng tin tưởng rằng chủ nghĩa Cộng sản rất nhanh sẽ tiến lên, nhưng hiện tại tôi không còn nghĩ như thế nữa.” Rõ ràng hiện nay tại Trung Quốc những người thực sự tin tưởng vào chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn rất thưa thớt.

ĐCSTQ trên hình thái ý thức thì đã hoàn toàn thất bại, từ khi cải cách mở rộng đến nay sự tin tưởng vào chính trị dường như không còn. ĐCSTQ hiện nay đang lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sự tín nhiệm và tính hợp pháp. Các cấp cán bộ của ĐCSTQ hoàn toàn không tin tưởng vào đường lối của Trung ương, bên trên lừa gạt bên dưới, bên dưới lừa gạt bên trên, Trung ương lừa toàn Đảng, toàn Đảng lừa Trung ương. Dân chúng không còn tin tưởng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là một sự thật phổ biến.

Tình thế khó khăn hiện nay đã trở thành một thách thức chưa từng có đối với ĐCSTQ về sự sinh tồn và sự thống trị hợp pháp. Sự đổ vỡ của hình thái ý thức đối với chủ nghĩa Cộng sản đã khiến ĐCSTQ không thể dùng học thuyết của Các Mác – Lênin – Mao Trạch Đông để tiếp tục lừa gạt dân chúng được nữa. ĐCSTQ chỉ có thể dùng phương thức cải cách phát triển kinh tế để lấy lại sự tín nhiệm của nhân dân. Sự phát triển kinh tế trở thành còn bài duy nhất để duy trì sự cai trị của ĐCSTQ.

Dưới sự cầm quyền của ông Giang Trạch Dân, ĐCSTQ tiến nhập vào thời đại không có quan niệm giới hạn về đạo đức, ông ta đã lựa chọn phương thức nắm quyền là cùng nhau phạm tội. Thông qua hình thức hủ bại, ông Giang cho quan chức tham nhũng để đổi lấy sự ủng hộ và phục tùng của họ. Do đó chốn quan trường của ĐCSTQ đã xuất hiện tình trạng hỗn loạn chưa từng có.

Ban An toàn của ĐCSTQ đã nghe lén ông Hồ Trường Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tây nói chuyện với con trai tại hải ngoại rằng: “Con à, hãy cố gắng ở nước ngoài , bố thấy ĐCSTQ không còn giữ được 10 năm nữa đâu, bố và mẹ con sẽ sớm ra nước ngoài sống với con. Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Thành Khắc Kiệt nói với người tình rằng: “Mang hết số tiền này gửi ra nước ngoài, sớm muộn rồi cũng kết thúc thôi.”

Theo một báo cáo của ĐCSTQ cho biết, tại Trung Quốc có 0,4% người nắm giữ 70% của cải, trở thành quốc gia có của cải tập trung nhất. Trung Quốc đã trở thành quốc gia có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm có 2 hội nghị là Hội nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đều bị người ta ví von là sự tụ hội của những người giàu có. Theo một thống kê cho biết, “Top 400 người giàu có nhất Trung Quốc năm 2013 của Forbes”, trong bảng xếp hạng này thì có đến 94 người nằm trong bộ máy chính quyền, trong đó có 52 người là Đại biểu Quốc hội khóa 12, và 42 người nằm trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị lần thứ 12. Đến năm 2013, tổng số tài sản của 94 người này đã lên đến hàng ngàn tỉ nhân dân tệ.

Theo truyền thông Hồng Kông, ông Vương Kỳ Sơn trong một cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã công bố những số liệu khiến người ta kinh ngạc:

Năm 2013, 2014 các vụ án liên quan đến quan chức chính phủ hủ bại có đến 65% liên quan đến ngoại tình và mua dâm. Còn các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế thì có đến 85% là có dính líu đến ngoại tình và mua dâm.

Hiện nay chốn quan trường của ĐCSTQ hết sức hỗn loạn, gần như không quan nào mà không tham nhũng, không quan nào mà không mua dâm. Có rất nhiều quan chức đã có nhiều loại hộ chiếu, sớm đã chuyển hết tài sản ra nước ngoài, khi nào ĐCSTQ sụp đổ liền lập tức ra nước ngoài sinh sống.

(Ảnh: internet)
                                                                (Ảnh: internet)

Sự thống trị bất hợp pháp của ĐCSTQ

Chính quyền ĐCSTQ kể từ khi bắt đầu được thành lập, không có ngôi vị thiêng liêng như các vị vua ngày xưa, cũng không phải là chính quyền thông qua quá trình dân chủ, không có tính hợp pháp, đã khiến cho ĐCSTQ luôn luôn sống trong lo sợ bị tiêu vong.

Chủ nghĩa cộng sản mang đến sự hủy diệt to lớn cho nhân loại, “Đại thanh trừng” của Liên xô, các cuộc “vận động” của các quốc gia Đông Âu, “Khmer Đỏ” của Campuchia. Còn riêng của Trung Quốc thì có, “Cải cách Ruộng đất”, Cải cách Công Thương nghiệp”, “Tam phản”, “Ngũ phản”, “3 năm nạn đói lớn”, “Đại Cách mạng Văn hóa”, “Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn”, “Bức hại Pháp Luân Công” … Đã trực tiếp giết hại gần 100 triệu người, và số người gián tiếp bị hại lên đến hàng trăm triệu người.

ĐCSTQ tuyên truyền rằng sẽ mang đến cho người dân “thiên đường tại nhân gian”, nhưng lịch sử đã chứng minh rằng nó đã tạo ra “địa ngục trần gian” cho nhân dân Trung Quốc. Còn cái mà Cộng sản Trung Quốc gọi là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, trên thực tế là lấy tài sản của người dân để chuyển đến tay của những người thống trị. Tất cả những lời tuyên dương và hứa hẹn của ĐCSTQ đều trở thành những lời nói suông.

Một chính quyền hợp pháp là phải bắt nguồn từ sự đồng thuận của dân chúng, cho dù là thể chế chính trị gì đi nữa, thì sự công bằng tự do là yêu cầu tối căn bản. Còn ĐCSTQ vĩnh viễn lấy lợi ích của bản thân bao trùm lên hết thảy lợi ích của nhân dân và quốc gia, liên tục phạm phải những tội ác không thể tha thứ đối với người dân. Do đó từ lịch sử cho đến ngày hôm nay, chính quyền ĐCSTQ là hoàn toàn bất hợp pháp.

ĐCSTQ thống trị Trung Quốc hơn 60 năm qua, đối với dân tộc Trung Hoa mà nói thì đây là một tai họa tày trời, một cơn ác mộng. Hơn 60 năm qua đã có tới gần 100 triệu người Trung Quốc bị giết hại. Văn hóa 5 nghìn năm của dân tộc Trung Hoa đã bị ĐCSTQ phá hủy, môi trường bị tàn phá, ô nhiễm nặng nề, đạo đức con người đang trượt trên dốc lớn. Các kiểu lừa gạt hãm hại, tham ô hủ bại, làm giả, bán quan bán nước, kỹ nữ tràn lan, xã hội đen tàn sát lẫn nhau, tất cả đã tạo thành một xã hội Trung Quốc hỗn loạn.

ĐCSTQ để duy trì sự thống trị tà ác, thì cần phải dùng đến phương pháp bạo lực và lừa dối. Bản chất và hành vi tà ác của ĐCSTQ chỉ với mục đích duy nhất là để duy trì sự thống trị, và để đạt được mục đích đó thì ĐCSTQ sẵn sàng bán đứng quốc gia và người dân.

ĐCSTQ đã phạm phải tội ác tày trời với đất nước Trung Quốc và người dân Trung Quốc, đã khiến cho trời đất phẫn nộ, người người oán trách. Càng ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc nhận rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ. Đến nay lãnh đạo ĐCSTQ lần đầu tiên đã công khai thảo luận về tính hợp pháp của ĐCSTQ, cùng với những tranh luận nảy lửa trên mạng về Chủ nghĩa Cộng sản. Đó là sự phản ánh chân thực trên bề mặt xã hội Trung Quốc trước nguy cơ diệt vong của ĐCSTQ. Tất cả đều báo trước ngày sụp đổ của chính quyền ĐCSTQ đang đến rất gần.

Tang Tu Thach Ticket
Một vết nứt vỡ được hình thành từ 500 năm trước đây trên tảng cự thạch ở Quý Châu đã để lộ ra 6 chữ khắc nổi trên mặt đá như thể được viết bằng bút lông, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong”. Hình ảnh này được in trên vé vào cửa công viên quốc gia tại Quý Châu. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Thiên Minh biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)